Giải SGK Địa lí 9

Nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức và định hướng phương pháp giải bài tập môn Địa lí lớp 9, eLib.vn biên soạn nội dung giải bài tập SGK Địa lí 9. Ở mỗi bài tập bao gồm phương pháp giải và gợi ý làm bài cụ thể. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập. Mời các em học sinh cùng tham khảo nhé!

1. Phương pháp học tốt môn Địa lí 9

Địa lý là môn học lý thú nhưng do bị coi là môn phụ, phương pháp dạy học khô khan nên nhiều học sinh còn yếu môn này. Muốn học tốt môn Địa lý 9 các em có thể tham khảo một số phương pháp sau:

1.1. Xây dựng niềm say mê với môn Địa lí

Trong mọi môn học, nếu không có niềm say mê và yêu thích với môn học thì chắc chắn học sinh khó có thể vượt qua nó. Môn Địa lí cũng không ngoại lệ, học sinh mang cho mình tâm lý chán ghét, sợ hãi thì sẽ không thể học tốt được môn Địa. Vì vậy học sinh hãy xây dựng cho bản thân lòng say mê môn Địa lí.

1.2. Nghe bài, hiểu bài và biết cách ghi bài

Nếu thực sự muốn giỏi môn Địa lý, các em hãy dành thời gian đọc bài ở nhà trước khi đến lớp. Nội dung mỗi bài học trong mỗi tiết không dài, sẽ chỉ mất khoảng 15- 20 phút để đọc chúng. Chuẩn bị trước ở nhà giúp các em có cái nhìn tổng thể hơn về bài học và chuẩn bị sẵn tinh thần cho một tiết học.

Khi đến lớp, hãy chú ý nghe giảng. Lời giảng của thầy cô sẽ làm rõ ràng, nhiều dẫn chứng cụ thể hơn để các em có thể hiểu hơn về những gì có trong sách giáo khoa. Thầy cô cũng sẽ nhấn mạnh các ý chính quan trọng của bài. Ghi lại những ý đó vì đây sẽ là những chiếc xương cho nội dung mỗi bài học.

Trong quá trình nghe giảng, hãy cố tư duy và góp ý xây dựng bài. Thắc mắc về một phần chưa hiểu sẽ giúp các em nhớ về các phần đó nhanh hơn các phần khác. Với những ý phụ bổ sung cho các ý chính, các em nên ghi theo cách hiểu của mình, sẽ dễ nhớ hơn việc ghi lại y nguyên lời của cô.

1.3. Rèn luyện cách ghi nhớ nhanh các số liệu

Một điều mà học sinh thường “sợ” ở môn Địa lý đó là việc có quá nhiều các con số, hoặc một dãy số liệu quá dài. Tuy nhiên, một mẹo nhỏ là các bạn không nhất thiết phải nhớ chính xác các con số nhưng nhất thiết phải nhớ được những số liệu cơ bản làm dẫn chứng cho bài viết. Ví dụ: dẫn chứng về tốc độ gia tăng dân số nước ta thì cần nắm được những mốc quan trọng, thường là đầu – cuối hoặc những năm có sự biến động lớn như tăng, giảm đột ngột….

Thêm nữa, bạn cũng có thể tận dụng tính năng của Atlat như một nguồn số liệu (thay vì phải nhớ rất nhiều số liệu từ SGK). Ví dụ, số liệu về dân số Việt Nam qua các năm hay tên của các đô thị, các trung tâm công nghiệp, các bãi biển du lịch…

2. Bí quyết đạt điểm cao môn Địa lí 9

2.1. Kỹ năng vẽ và phân tích biểu đồ

Đề thi môn Địa lý lớp 9 đều là những biểu đồ quen thuộc, đơn giản như biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ tròn. Nhiều đề thi sẽ cho sẵn dạng của biểu đồ, các em chỉ cần dựa vào số liệu và vẽ. Với những đề bài không cho cụ thể, các em cần dựa theo các dữ kiện cho trong đề để xác định.

Để vẽ được biểu đồ, hãy quan sát thật kĩ các biểu đồ có trong sách về cách chia, chú thích, cách biểu diễn và dạng của biểu đồ khi thể hiện điều gì. Sau đó, hãy tập vẽ một vài biểu đồ ở nhà để vào bài thi có thể vẽ nhanh và chính xác.

Để có thể đạt điểm cao trong phần nhận xét biểu đồ, hãy chú ý đến cách nhận xét của giáo viên trong các bài thực hành phân tích biểu đồ ở lớp.

2.2. Sử dụng sơ đồ tư duy

Kết quả môn Địa lý không cao có thể do quá nhiều kiến thức cần ghi nhớ, không được sắp xếp khoa học nên khó nhớ. Cách đơn giản nhất để giải quyết tình trạng này là dành thời gian hệ thống lại kiến thức sau mỗi bài học. Việc này giúp xây dựng khung kiến thức dần dần sau mỗi bài. Cuối kỳ sẽ có ngay đề cương ôn tập hiệu quả.

Phương pháp hệ thống kiến thức được nhiều chuyên gia sử dụng nhất là vẽ sơ đồ tư duy. Đó là một sơ đồ cây, vẽ bằng nhiều màu sắc, ghi lại những từ khóa, những kiến thức quan trọng một cách ngắn gọn nhất. Tuy nhiên, gắn gọn cũng phải đi đôi với dễ hiểu, dễ nhớ và dễ liên tưởng. Nhìn vào sơ đồ này, các em sẽ hình dung lại bài học, hình dung được hệ thống những kiến thức đã học dễ dàng hơn.

2.3. Liên hệ thực tế

Học thuộc nội dung trên lớp, biết vẽ và phân tích tốt biểu đồ các em cũng mới chỉ đạt điểm khá môn Địa lý thôi. Muốn có điểm giỏi và trở thành học sinh giỏi Địa lý, các em cần biết tư duy, vận dụng kiến thức đã học cho những câu hỏi mở. Để làm được điều này, các em phải có kiến thức về thực tế. Hãy tranh thủ đọc báo, xem các chương trình thời sự về dân cư, kinh tế các vùng, các em sẽ có được vốn tri thức này.

Học Địa lý không khó khi tập trung và biết học một cách hiệu quả. Ngay cả khi bận rộn với bài tập của các môn học khác, các em vẫn có thể học tốt được môn Địa lý để trở thành một học sinh giỏi toàn diện nhờ các phương pháp trên.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM