Giải bài tập SGK Địa lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
eLib xin chia sẻ với các em học sinh nội dung giải bài tập SGK bài Phân bố dân cư và các loại hình quần cư bên dưới đây. Với nội dung đầy đủ các bài tập đi kèm đó là phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các em học tập tốt hơn.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 14 SGK Địa lí 9
Dựa vào hình 3.1, hãy trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta.
Phương pháp giải
- Cần nắm rõ kĩ năng khai thác bản đồ.
- Xem lại kiến thức phân bố dân cư nước ta.
Gợi ý trả lời
Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng và thưa thớt ở trung du, miền núi:
- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển: vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Dân cư thưa thớt ở khu vực đồi núi, cao nguyên: vùng Tây Bắc, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Mật độ dân số dưới 100 người/km2.
2. Giải bài 2 trang 14 SGK Địa lí 9
Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta.
Phương pháp giải
Cần nắm rõ đặc điểm các loại hình quần cư thành thị và quần cư nông thôn để trả lời câu hỏi.
Gợi ý trả lời
- Quần cư thành thị:
- Các đô thị có mật độ dân số cao và rất cao.
- Ở nhiều siêu đô thị, kiểu "nhà ống" san sát nhau khá phổ biến, những chung cư cao tầng đang được xây dựng ngày càng nhiều. Ngoài ra còn có kiểu nhà biệt thự, nhà vườn...
- Các đô thị phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật quan trọng.
- Hoạt động chính là công nghiệp và dịch vụ.
- Quần cư nông thôn:
- Là điểm dân cư ở nông thôn với quy mô dân số khác nhau.
- Tên gọi: làng, ấp (người Kinh); bản (người Tày, Thái, Mường,...); buôn, plây (các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên); phum, sóc (người Khơ-me).
- Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, các điểm dân cư nông thôn thường được phân bố trải rộng theo lãnh thổ.
- Diện mạo làng quê đang có nhiều thay đổi.
- Tỉ lệ người không làm nông nghiệp ở nông thôn ngày càng tăng.
3. Giải bài 3 trang 14 SGK Địa lí 9
Quan sát bảng 3.2, nêu nhận xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta.
Phương pháp giải
Dựa vào bảng 3.2 và kiến thức về sự phân bô dân cư nước ta để nhận xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta.
Gợi ý trả lời
Nhận xét:
Về sự phân bố dân cư: dân cư nước ta phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ:
- Giữa đồng bằng và trung du miền núi:
+ Dân cư tập trung đông đúc nhất ở các vùng Đồng bằng sông Hồng (mật độ cao nhất 1192 người/km2), tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long (359 người/km2) và Đông Nam Bộ (333 người/km2).
+ Tiếp đến là các vùng đồng bằng ven biển: Bắc Trung Bộ (167người/km2), Duyên Hải Nam Trung Bộ (148 người/km2).
+ Dân cư thưa thớt ở khu vực đồi núi, cao nguyên: vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (103người/km2). Thấp nhất là Tây Nguyên với 45 người/km2.
- Giữa các vùng đồng bằng: đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất (784 người/km2), cao gấp 1,5 lần Đồng bằng sông Cửu Long (359 người/km2).
- Giữa các vùng miền núi: mật độ dân số vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (103người/km2) cao gấp hơn 2 lần Tây Nguyên (45 người/km2); Đông Bắc có mật độ dân số gấp 2 lần Tây Bắc.
Về sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng:
- Giai đoạn 1989 – 2003, mật độ dân số của các vùng đều tăng lên khá nhanh, đặc biệt ở các vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đông Bắc.
+ Đồng bằng sông Hồng tăng nhanh từ 784 người/km2 lên 1192 người/km2.
+ Đông Nam Bộ tăng lên nhanh, vươn lên vị trí thứ 2 cả nước với mật độ đạt 476 người/km2.