Giải bài tập SGK Địa lí 9 Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Với mong muốn giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và rèn luyện kiến thức về cộng đồng các dân tộc Việt Nam, elib.vn xin giới thiệu nội dung hướng dẫn giải bài tập SGK Địa lí 9 Bài 1 "Cộng đồng các dân tộc Việt Nam". Các em cùng tham khảo nhé!

Giải bài tập SGK Địa lí 9 Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

1. Giải bài 1 trang 6 SGK Địa lí 9

Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? Cho ví dụ.

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức đặc điểm dân tộc nước ta để chỉ ra những mặt mang đến nét văn hóa riêng của các dân tộc.

Gợi ý trả lời

- Nước ta có 54 dân tộc.

- Những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt như: ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán, quần cư,…

- Ví dụ:

+ Dân tộc Mường có tiếng Mường, dân tộc Mông có tiếng Mông…

+ Trang phục của người Tày màu chủ đạo là màu chàm không có họa tiết trang trí. Trang phục của phụ nữ Mông màu sắc sặc sỡ gồm áo xẻ ngực, váy, tấm vải che phía trước váy, thắt lưng và xà cạp.

+ Nghi lễ cưới hỏi của người Kinh có chạm ngõ, ăn hỏi, cưới. Người Chăm gồm mai mối, dạm hỏi, dứt lời, chọn ngày giờ, đón rể, trao tay chú rể và trả áo…

+ Người Kinh chủ yếu là nhà xây, người dân tộc thiểu số có nhà rông, nhà sàn, nhà trình tường…

2. Giải bài 2 trang 6 SGK Địa lí 9

Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta?

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức đặc điểm phân bố các dân tộc nước ta như dân tộc Việt Kinh) phân bố chủ yếu ở đồng bằng, trung du và duyên hải, dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du để trả lời.

Gợi ý trả lời

 Dân tộc Việt phân bố chủ yếu ở đồng bằng, trung du và duyên hải.

- Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.

+ Trung du miền núi Bắc Bộ: có Tày, Nùng, Mường, Thái…(vùng núi thấp); Dao (sườn núi); Mông (vùng núi cao).

+ Trường Sơn Tây Nguyên: có Ê – đê (Đắk Lắk), Gia – rai (Kon Tum và Gia Lai), Cơ – ho (Lâm Đồng).

+ Cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Chăm, Khơ – me ( Ninh Thuận, Bình Thuận) xen kẽ với người Kinh. Người Hoa ở các đô thị (TP HCM).

⇒ Hiện nay, bức tranh phân bố các dân tộc trên lãnh thổ nước ta đã có nhiều thay đổi.

3. Giải bài 3 trang 6 SGK Địa lí 9

Dựa vào bảng thống kê dưới đây, hãy cho biết:

Em thuộc dân tộc nào? Dân tộc em đứng thứ mấy về số dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam? Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc em? Hãy kể một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc em?

Phương pháp giải

Khi xác định được dân tộc của mình, đối chiếu với bảng 1.1 để xác định vị thứ dân tộc. Đồng thời kết hợp với kiến thức về sự phân bố dân tộc và sự hiểu biết của bản thân để xác định địa bàn cư trú chủ yếu và nét văn hóa tiêu biểu.

Gợi ý trả lời

- Em thuộc dân tộc Kinh.

- Dân tộc em đứng thứ nhất về số dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

- Địa bàn cư trú của dân tộc em chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du và ven biển. Tập trung ở các thành phố, đô thị.

- Một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc em:

+ Áo dài là trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Kinh (Việt)

+ Nghi lễ cưới xin truyền thống của dân tộc Việt: dạm ngõ, ăn hỏi, cưới, lại mặt.

+ Tết lớn nhất trong năm là Tết Nguyên Đán diễn ra vào tháng 1 đầu năm tính theo Âm lịch.

+ Tục thờ cúng tổ tiên vào các ngày lễ, tết hay ngày giỗ. Tục cúng Táo quân, Thổ công…phổ biến.

Ngày:21/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM