Giải bài tập SGK Địa lí 9 Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

Để giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và củng cố kiến thức về sự phát triển nền kinh tế Việt Nam, elib.vn xin giới thiệu nội dung hướng dẫn giải bài tập SGK Địa lí 9 Bài 6 "Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam". Hi vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em trong học tập.

Giải bài tập SGK Địa lí 9 Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

1. Giải bài 1 trang 23 SGK Địa lí 9

Dựa vào hình 6.2, hãy xác định các vùng kinh tế trọng điểm.

Lược đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm năm 2002

Phương pháp giải

Cần có kĩ năng đọc bản đồ (quan sát kĩ bảng chú giải) để xác định các vùng kinh tế trọng điểm.

Gợi ý trả lời

- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Thừa Thiên Huế, Đà Năng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.

2. Giải bài 2 trang 23 SGK Địa lí 9

Vẽ biểu đồ hình tròn dựa vào bảng số liệu dưới đây.

Nhận xét về cơ cấu thành phần kinh tế.

Phương pháp giải

- Kĩ năng vẽ biểu đồ hình tròn:

+ Đối tượng đầu tiên bắt đầu bằng tia 12 giờ, thể hiện lần lượt theo chiều kim đồng hồ

+ Chú ý: số liệu, tên biểu đồ, chú giải 

- Dựa vào biểu đồ đã vẽ để nhận xét về cơ cấu thành phần kinh tế.

Gợi ý trả lời

  • Vẽ biểu đồ

- Dạng biểu đồ: hình tròn.

- Đơn vị vẽ: %

Các thành phần kinh tế Tỉ lệ (%)
Kinh tế Nhà nước 38,4
Kinh tế tập thể 8,0
Kinh tế tư nhân 8,3
Kinh tế cá thể 31,6
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 13,7

  • Nhận xét

- Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta có sự chênh lệch rõ rệt.

- Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu là kinh tế Nhà nước, đạt 38,4%. Đây là thành phần kinh tế giữ vai trò quan trọng và chủ đạo trong nền kinh tế nước ta. Tiếp đến là thành phần kinh tế cá thể (31,6%).

- Chiếm tỉ trọng thấp nhất là thành phần kinh tế tập thể (8%), kinh tế tư nhân (8,3%).

- Tỉ trọng GDP ở thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang ngày càng tăng, đạt 13,7% nhờ việc thực hiện mở cửa hội nhập và chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Thành phần kinh tế nước ta đa dạng và đang chuyển dịch theo hướng tích cực phù hợp với tình hình phát triển kinh tế đất nước.

3. Giải bài 3 trang 23 SGK Địa lí 9

Hãy nêu một số thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế của nước ta.

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức về đặc điểm nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới để chỉ ra thành tựu và thách thức trong phát triển kỉnh tế của nước ta.

Gợi ý trả lời

- Thành tựu:

+ Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc.

+ Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa.

+ Hình thành một số ngành trọng điểm, nổi bật là ngành dầu khí, điện, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng.

+ Ngoại thương và đầu tư nước ngoài được đẩy mạnh. Nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

- Thách thức:

+ Sự phân hoá giàu nghèo và tình trạng đói nghèo vẫn xảy ra ở nhiều nơi.

+ Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm.

+ Vấn đề việc làm phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

+ Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, "hòa nhập nhưng không hòa tan".

Ngày:23/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM