Giải SGK Hóa 10 Nâng cao
Mục lục nội dung
1. Giới thiệu nội dung giải bài tập SGK Hóa học 10 Nâng cao
Với mong muốn đem đến cho các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều tài liệu học tập môn Hóa và đạt kết quả thật cao trong các kì thi sắp tới, eLib xin giới thiệu đến các em nội dung giải bài tập chương trình SGK môn Hóa học 10 nâng cao bao gồm 7 chương với 45 bài bên dưới đây. Nội dung giải bài tập được biên tập đầy đủ, bám sát với nội dung chương trình nâng cao môn Hóa 10, bố cục rõ ràng, thuận tiện để các em có thể tham khảo từng nội dung chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.
2. Bí quyết học giỏi môn Hóa học
2.1. Tự mình làm các thí nghiệm
Khi chúng ta tự làm thí nghiệm sẽ có thể dễ dàng nhớ được hiện tượng và các chất sinh ra, nó sẽ rất có ích cho các bài tập cụ thể. Các em cũng đừng lo lắng vì mình không có đủ điều kiện thực hiện thí nghiệm vì hiện nay có rất nhiều phòng thí nghiệm hóa học ảo. Hãy lên mạng và tải về cho mình một cái các em sẽ tha hồ thực hiện thí nghiệm một cách dễ dàng.
2.2. Khi giải một bài toán hóa học phải tìm cách liên hệ với các kiến thức liên quan đến nó để nhớ lại, hồi tưởng lại
Chúng ta có thể đặt ra các câu hỏi và tự mình tìm câu trả lời ví dụ như là:
- Bài toán có thể giải theo cách nào nữa?
- Vấn đề hóa học mà bài toán nêu ra là gì?
2.3. Nắm vững các dấu hiệu quyết định phương pháp giải
Mỗi phương pháp giải toán hóa học đều có một số dấu hiệu nhất định và các em sẽ phải ghi nhớ các dấu hiệu này để có thể tìm được phương pháp giải thích hợp. Các các em có thể tham khảo các phương pháp giải ở các bài giàng và khóa học online, ở đó các thầy cô sẽ chỉ ra cho chúng ta các dấu hiệu để nhận biết hoặc là các các em cúng có thể vào các diễn đàn để trao đổi phương pháp giải với thầy cô và các các em khác.
2.4. Rèn luyện kĩ năng tính và phản xạ tư duy
Để làm được điều này thì chúng ta có thể làm các bài kiểm tra trắc nghiệm online nó sẽ giúp chúng ta rèn cách phản xạ nhanh và có thể rút kinh nghiệm khi đối chiếu với lời giải ở phần đáp án.
2.5. Học các vấn đề lý thuyết của hóa học
Cần nắm định nghĩa, khái niệm, quan trọng hơn là phải hiểu được bản chất của vấn đề, biết cách vận dụng được các khái niệm – định luật trên.
2.6. Bài học về các chất
Cách học từng phần:
- Tên gọi: nắm được cách gọi tên các chất (một chất có thể nhiều cách gọi tên : Tên thông thường, tên quốc tế).
- Lí tính: thông thường ta chu ý nhớ trạng thái (rắn, lỏng , khí), màu sắc, tính tan, mùi, vị, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, …
- Cấu tạo: biết được đặc điểm cấu tạo của từng loại hợp chất, liên kết trong phân tử của nó. Viết được công thức cấu tạo cho từng loại hợp.
- Hóa tính:
+ Dựa vào đặc điểm cấu tạo để suy ra các tính chất cơ bản. Từ hóa tính của chất tiêu biểu, suy nghĩ để khái quát lên à tính chất chung cho loại hợp chất đó.
+ Với những chất tiêu biểu, khi học hóa tính ta cần nhớ kĩ loại chất đó có thể cho những loại phản ứng nào, tác dụng được với các loại chất nào.
- Điều chế:
+ Nắm được phương pháp chung điều chế các loại hợp chất. Với mỗi loại hợp chất cụ thể, ngoài các phương pháp chung, nó còn có những phương pháp riêng nào để điều chế.
+ Phải nhớ được tên nguyên liệu điều chế các chất.
- Ứng dụng: nhớ các ứng dụng của mỗi hợp chất, liên hệ với đời sống.
2.7. Bài tập hóa học
- Các bài tập áp dụng: Để làm tốt phần này, học sinh cần nắm vững hóa tính – điều chế, kết hợp với cấu tạo, lí tính, chú ý các hiện tượng hóa học xảy ra.
- Viết phương trình phản ứng : phải nắm vững phần hóa tính các chất, suy nghĩ xem loại hợp chất đó có thể tác dụng được với những tác chất nào ?
- Chuỗi phản ứng: Nắm vững cả hóa tính và điều chế, mối quan hệ giữa các chất, sự thay đổi mạch cacbon,…kết hợp với điều kiện phản ứng để suy luận tìm công thức các chất (đối với dạng khó), nhớ cân bằng và ghi rõ điều kiện nếu có.
- Nhận diện hóa chất: nắm được thuốc thử cần dùng, dấu hiệu, và viết phương trình phản ứng kèm dấu hiệu.
- Giải thích hiện tượng, chứng minh: viết được phản ứng xảy ra ở từng giai đoạn, chú ý sự tạo kết tủa – bay hơi hay sự thay đổi màu sắc, mùi, …
- Giải bài toán hóa như thế nào:
Nắm vững được lý thuyết, có một số kỹ năng tính toán (áp dụng được công thức, tính toán theo phương trình phản ứng, lập và giải được hệ phương trình, …).
+ Liệt kê các dữ kiện của đề bài (các số liệu, mối quan hệ giữa các chất phản ứng, điều kiện xảy ra phản ứng, …) yêu cầu của đề bài.
+ Đặt ẩn số (thường là số mol , đặt công thức chung)
+ Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra. (nên sắp xếp theo thứ tự, nhớ cân bằng, ghi điều kiện nếu có)
+ Thiết lập mối quan hệ giữa dữ kiện đề bài với yêu cầu đề bài, lập hệ phương trình toán, …
+ Sử dụng các thủ thuật tính toán (phương pháp trung bình, ghép ẩn,…) áp dụng các định luật cơ bản của hóa học (định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn điện tích, …) để giải quyết vấn đề.
+ Kiểm tra lại và kết luận.
Tham khảo thêm
- doc
Giải bài tập SGK Hóa 10 Nâng cao Bài 51
- doc
Giải bài tập SGK Hóa 10 Nâng cao Bài 50
- doc
Giải bài tập SGK Hóa 10 Nâng cao Bài 49
- doc
Giải bài tập SGK Hóa 10 Nâng cao Bài 46
- doc
Giải bài tập SGK Hóa 10 Nâng cao Bài 45
- doc
Giải bài tập SGK Hóa 10 Nâng cao Bài 44
- doc
Giải bài tập SGK Hóa 10 Nâng cao Bài 43
- doc
Giải bài tập SGK Hóa 10 Nâng cao Bài 42
- doc
Giải bài tập SGK Hóa 10 Nâng cao Bài 41
- doc
Giải bài tập SGK Hóa 10 Nâng cao Bài 40