Giải bài tập SGK Hóa 10 Nâng cao Bài 22: Hóa trị và số oxi hóa
Dưới đây là Hướng dẫn giải Hóa 10 SGK nâng cao Chương 3 Bài 22 Hóa trị và số oxi hóa được eLib biên soạn và tổng hợp, nội dung bám sát theo chương trình SGK Hóa học 10 nâng cao giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn tập kiến thức hiệu quả hơn.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 90 SGK Hóa 10 nâng cao
Số oxi hóa của nitơ trong NH4+, NO2+ và HNO3 lần lượt là:
A. +5,-3,+3.
B. -3, +3, +5.
C.+3, -3,+5.
D. +3, +5, -3.
Chọn đáp án đúng.
Phương pháp giải
Lưu ý quy tắc xác định số oxi hóa:
- Quy tắc 1 : Số OXH của các nguyên tố trong các đơn chất bằng không
- Quy tắc 2 : Trong 1 phân tử, tổng số OXH của các nguyên tố bằng 0
- Quy tắc 3 : Số OXH của các ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó . Trong ion đa nguyên tử , tổng số OXH của các nguyên tố bằng điện tích của ion.
- Quy tắc 4 : Trong hầu hết các hợp chất, số OXH của H bằng +1 , trừ 1 số trường hợp như hidrua, kim loại (NaH , CaH2 ….) . Số OXH của O bằng -2 trừ trường hợp OF2 , peoxit (chẳng hạn H2O2 …)
Hướng dẫn giải
Chọn B.
- Trong NH4+ : x + 4 = +1 ⇒ x = -3
- Trong NO2- : x – 4 = - 1 ⇒ x = +3
- Trong HNO3: x + 3.(-2) + 1 = 0 ⇒ x = +5.
2. Giải bài 2 trang 90 SGK Hóa 10 nâng cao
Số oxi hóa của kim loại Mn, Fe trong FeCl3, S trong SO3, O trong PO43- lần lượt là:
A. 0, +3, +6, +5.
B. 0, +3, +5, +6.
C. +3, +5, 0, +6.
D. +5, +6,+3,0.
Chọn đáp án đúng.
Phương pháp giải
Lưu ý quy tắc xác định số oxi hóa:
- Quy tắc 1 : Số OXH của các nguyên tố trong các đơn chất bằng không
- Quy tắc 2 : Trong 1 phân tử, tổng số OXH của các nguyên tố bằng 0
- Quy tắc 3 : Số OXH của các ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó . Trong ion đa nguyên tử , tổng số OXH của các nguyên tố bằng điện tích của ion.
- Quy tắc 4 : Trong hầu hết các hợp chất, số OXH của H bằng +1 , trừ 1 số trường hợp như hidrua, kim loại (NaH , CaH2 ….) . Số OXH của O bằng -2 trừ trường hợp OF2 , peoxit (chẳng hạn H2O2 …)
Hướng dẫn giải
Chọn A.
- Số oxi hóa của Mn (đơn chất bằng 0)
- Số oxi hóa của Fe trong FeCl, bằng +3
- Số oxi hóa của S trong SO3: x + 3.(-2) = 0 ⇒ x = +6.
- Số oxi hóa của P trong PO43- : x + 4.(-2) = -3 ⇒ x = +5.
3. Giải bài 3 trang 90 SGK Hóa 10 nâng cao
Hãy cho biết điện hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau đây: BaO, Al2O3, NaCl, KF, CaCl2.
Phương pháp giải
Nắm được khái niệm điện hóa trị:
Trong hợp chất ion, hóa trị của một nguyên tố bằng điện tích của ion và được gọi là điện hóa trị của nguyên tố đó.
(Chú ý: Điện hóa trị viết số trước dấu sau)
Hướng dẫn giải
Điện hóa trị của các nguyên tố là:
Ba = 2+; Al = 3+; Na = 1+; Cl = 1-; K = 1+; F = 1-; Ca = 2+.; O = 2-.
4. Giải bài 4 trang 90 SGK Hóa 10 nâng cao
Hãy xác định cộng hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau: H2O, CH4, HCl, NH3
Phương pháp giải
Trong hợp chất cộng hóa trị:
Cộng hóa trị = Số liên kết của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử
→ Muốn biết được cộng hóa trị của một nguyên tử nguyên tố trong phân tử cần viết được công thức cấu tạo của phân tử.
Hướng dẫn giải
Cộng hóa trị của các nguyên tố đó là:
H2O: H có cộng hóa trị 1 và O có cộng hóa trị 2.
CH4: C có cộng hóa trị 4 và H có cộng hóa trị 1.
HCl: H có cộng hóa trị 1 và Cl có cộng hóa trị 1.
NH3: N có cộng hóa trị 3 và H có cộng hóa trị 1.
5. Giải bài 5 trang 90 SGK Hóa 10 nâng cao
Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các phân tử và ion sau: CO2, H2O, SO3, NH3, NO2, Na+, Cu2+, Fe2+, Fe3+, Al3+.
Phương pháp giải
Lưu ý quy tắc xác định số oxi hóa:
- Quy tắc 1 : Số OXH của các nguyên tố trong các đơn chất bằng không
- Quy tắc 2 : Trong 1 phân tử, tổng số OXH của các nguyên tố bằng 0
- Quy tắc 3 : Số OXH của các ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó . Trong ion đa nguyên tử , tổng số OXH của các nguyên tố bằng điện tích của ion.
- Quy tắc 4 : Trong hầu hết các hợp chất, số OXH của H bằng +1 , trừ 1 số trường hợp như hidrua, kim loại (NaH , CaH2 ….) . Số OXH của O bằng -2 trừ trường hợp OF2 , peoxit (chẳng hạn H2O2 …)
Hướng dẫn giải
Số oxi hóa của các nguyên tố là:
CO2: C có số oxi hóa là +4 và O có số oxi hóa là -2.
H2O: H có số oxi hóa là +1 và O có số oxi hóa là -2.
SO3 : S có số oxi hóa là +6 và O có số oxi hóa là -2.
NH3: N có số oxi hóa là -3 và H có số oxi hóa là +1.
NO2: N có số oxi hóà là +4 và O có số oxi hóa là - 2.
Na+: Na+ có số oxi hóa là +1.
Cu2+: Cu2+ có số oxi hóa là +2.
Fe2+: Fe2+ có số oxi hóa là +2.
Fe3+: Fe3+ có số oxi hóa là +3.
Al3+: Al3+ có số oxi hóa là +3.
6. Giải bài 6 trang 90 SGK Hóa 10 nâng cao
Xác định số oxi hóa của lưu huỳnh, clo, mangan và nitơ trong các chất và ion sau:
a) H2S, S, H2SO3, H2SO4, SO2, SO3.
b) HCl, HClO, NaClO3, HClO4.
c) Mn, MnCl2, MnO2, KMnO4.
d) MnO4-, SO32-, NH4+, ClO4-.
Phương pháp giải
Lưu ý quy tắc xác định số oxi hóa:
- Quy tắc 1 : Số OXH của các nguyên tố trong các đơn chất bằng không
- Quy tắc 2 : Trong 1 phân tử, tổng số OXH của các nguyên tố bằng 0
- Quy tắc 3 : Số OXH của các ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó . Trong ion đa nguyên tử , tổng số OXH của các nguyên tố bằng điện tích của ion.
- Quy tắc 4 : Trong hầu hết các hợp chất, số OXH của H bằng +1 , trừ 1 số trường hợp như hidrua, kim loại (NaH , CaH2 ….) . Số OXH của O bằng -2 trừ trường hợp OF2 , peoxit (chẳng hạn H2O2 …)
Hướng dẫn giải
Số oxi hóa của các nguyên tố trong các hợp chất, đơn chất và ion là:
Câu a:
\(\mathop {{H_2}S}\limits^{ + 1\,\,\,\, - 2} ,\,\,\mathop S\limits^0 ,\,\,\mathop {{H_2}S{O_3}}\limits^{ + 1\,\,\,\, + 4\,\,\, - 2} ,\,\,\mathop {{H_2}S{O_4}}\limits^{ + 1\,\,\,\,\,\, + 6\,\,\, - 2} ,\,\,\mathop {S{O_3}}\limits^{ + 6\,\,\, - 2} \)
Câu b:
\(\mathop {HCl}\limits^{ + 1\,\,\,\, + 1} ,\,\,\mathop {HClO}\limits^{ + 1\,\,\,\,\, + 1\,\,\,\, - 2} ,\,\,\mathop {NaCl{O_3}}\limits^{\, + 1\,\,\,\,\, + 5\,\,\,\,\,\, - 2} ,\,\,\mathop {HCl{O_4}}\limits^{ + 1\,\,\,\,\, + 7\,\,\, - 2} \)
Câu c:
\(\mathop {Mn}\limits^0 ,\,\,\mathop {MnC{l_2}}\limits^{ + 2\,\,\,\,\,\,\, - 1} ,\,\,\mathop {Mn{O_2}}\limits^{ + 4\,\,\,\,\,\, - 2} ,\,\,\mathop {KMn{O_4}}\limits^{ + 1\,\,\,\,\, + 7\,\,\,\, - 2} \)
Câu d:
\(\mathop {Mn{O_4}^ - }\limits^{ + 7\,\,\,\,\,\,\,} ,\,\,\mathop {S{O_3}^{2 - }}\limits^{ + 6\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,} ,\,\,\mathop {N{H_4}^ + }\limits^{ - 3\,\,\,\,\,\,\,\,\,} ,\,\,\mathop {Cl{O_4}^ - }\limits^{ + 7\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,} \)
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Hóa 10 Nâng cao Bài 16: Khái niệm về liên kết hóa học, liên kết ion
- doc Giải bài tập SGK Hóa 10 Nâng cao Bài 17: Liên kết cộng hóa trị
- doc Giải bài tập SGK Hóa 10 Nâng cao Bài 18: Sự lai hóa các obitan nguyên tử
- doc Giải bài tập SGK Hóa 10 Nâng cao Bài 19: Luyện tập
- doc Giải bài tập SGK Hóa 10 Nâng cao Bài 20: Tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử
- doc Giải bài tập SGK Hóa 10 Nâng cao Bài 21: Hiệu độ âm điện và liên kết hóa học
- doc Giải bài tập SGK Hóa 10 Nâng cao Bài 23: Liên kết kim loại
- doc Giải bài tập SGK Hóa 10 Nâng cao Bài 24: Luyện tập Chương 3