Giải bài tập SGK Hóa 10 Nâng cao Bài 19: Luyện tập

Dưới đây là Hướng dẫn giải Hóa 10 SGK nâng cao Chương 3 Bài 19 Luyện tập được eLib biên soạn và tổng hợp, nội dung bám sát theo chương trình SGK Hóa học 10 nâng cao giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn tập kiến thức hiệu quả hơn. 

Giải bài tập SGK Hóa 10 Nâng cao Bài 19: Luyện tập

1. Giải bài 1 trang 82 SGK Hóa 10 nâng cao

Trình bày nội dung của quy tắc bát tử. Vận dụng quy tắc bát tử để giải thích sự hình thành liên kết ion trong các phân tử: LiF, KBr, CaCl2.

Phương pháp giải

- Theo quy tắc bát tử (8 electron) thì các nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng liên kết với các nguyên tử khác để đạt được cấu hình bền vững của các khí hiếm với 8 electron (hoặc đối với heli) ở lớp ngoài cùng.

- Giải thích quá trình hình thành liên kết:

+ Viết cấu hình electron

+ Xác định trạng thái bền

Hướng dẫn giải

Theo quy tắc bát tử (8 electron) thì các nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng liên kết với các nguyên tử khác để đạt được cấu hình bền vững của các khí hiếm với 8 electron (hoặc đối với heli) ở lớp ngoài cùng.

+ Các nguyên tử các nguyên tố s thường có khuynh hướng nhường electron lớp ngoài cùng để có lớp sát ngoài cùng 8 electron.

+ Các nguyên tử của các nguyên tố p là phi kim thường, có khuynh hướng thu thêm electron để cho lớp ngoài cùng của chúng có 8 electron.

Liên kết ion trong các phân tử:

+ LiF: Cấu hình electron: Li (Z = 3): 1s22s1

F (Z =9): 1s22s22p5

Nguyên tử Li có 1 electron lớp ngoài cùng nên nhường 1 e tạo ion dương Li+ . Nguyên tử F có 7 electron lớp ngoài cùng nên nhận thêm 1 electron của Li tạo ion F-, hình thành liên lết giữa Li+ và F-:  LiF

+ KBr: Cấu hình electron: K ( Z= 11): 1s22s22p63s1

Br (Z= 35): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p5

Nguyên tử K có 1 electron lớp ngoài cùng nên nhường 1 electron tạo ion K + . Nguyên tử Br có 7 electron lớp ngoài cùng nên nhận thêm 1 electron của K tạo thành Br, thành liên kết giữa K+ và Br: KBr

+ CaCl2: cấu hình electron: Ca (Z = 20): 1s22s22p63s23p64s2

Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5

Nguyên tử Ca có 2 electron lớp ngoài cùng nên 2 nguyên tử Cl nhường thêm 2 electron tạo ion dương Ca2+ , Nguyên tử có 7 electron lớp ngoài cùng nên 2 nguyên tử Cl nhận thêm 2 electron của 2 tạo thành ion Cl, hình thành liên kết giữa Ca2+ và Cl-: CaCl2.

2. Giải bài 2 trang 82 SGK Hóa 10 nâng cao

Sử dụng mô hình xen phủ các obitan nguyên tử để giải thích sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong các phân tử: I2, HBr.

Phương pháp giải

- Liên kết hóa học trong I2 được hình thành nhờ sự xen phủ giữa obitan p chứa electron độc thân của mỗi nguyên tử iot.

- Liên kết hóa học trong phân tử HBr được hình thành nhờ sự xen obitan 1s của nguyên tử hiđro và obitan 4p có 1 electron độc nguyên tử brom.

Hướng dẫn giải

- Liên kết hóa học trong I2 được hình thành nhờ sự xen phủ giữa obitan p chứa electron độc thân của mỗi nguyên tử iot.

Sơ đồ:

- Liên kết hóa học trong phân tử HBr được hình thành nhờ sự xen obitan 1s của nguyên tử hiđro và obitan 4p có 1 electron độc nguyên tử brom.

Sơ đồ:

3. Giải bài 3 trang 82 SGK Hóa 10 nâng cao

Hãy viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau: PH3, SO2, HNO3

Phương pháp giải

 Viết cấu hình e của các nguyên tử tạo hợp chất

- Tính nhẩm số e mỗi nguyên tử góp chung = 8 – số e lớp ngoài cùng

- Biểu diễn các e lớp ngoài cùng và các cặp e chung (bằng các dấu chấm) lên xung quanh kí hiệu nguyên tử ⇒ công thức electron

- Thay mỗi cặp e chung bằng 1 gạch ngang ta được công thức cấu tạo

Hướng dẫn giải

4. Giải bài 4 trang 82 SGK Hóa 10 nâng cao

Dựa trên lí thuyết lai hóa các obitan nguyên tử, mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử: BeCl2, BCl3. Biết phân tử BeCl2 có dạng đường thẳng, còn phân tử BCl3 có dạng tam giác đều.

Phương pháp giải

- Phân tử BeCl2 lai hóa sp

- Phân tử BCl3 lai hóa sp2

Hướng dẫn giải

- Phân tử BeCl2: Nguyên tử beri đã sử dụng 1 AOs và 1 AOp lai hóa với nhau để tạo thành hai obitan lai hóa sp nằm thẳng hàng với nhau về 2 phía đối xứng nhau. Beri đã sử dụng 2 obitan lai hóa sp xen phủ với 2 obitan p của 2 nguyên tử clo, tạo thành liên kết σ giữa Be – Cl

- Phân tử BCl3: Nguyên tử bo đã sử dụng 1 AOs và 2 AOp lai hóa với nhau để tạo thành 3 AO lai hóa sp2 nằm trong một mặt phẳng định hướng từ tâm đến 3 đỉnh của tam giác đều. Nguyên tử bo đã sử dụng 3 obitan lai hóa sp2 xen phủ với 3 obitan p của 3 nguyên tử clo tạo thành 3 liên kết σ giữa B – Cl.

Ngày:10/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM