Giải SGK Hóa 9

Tài liệu Giải SGK Hóa học 9 bao gồm các bài giải nằm trong chương trình SGK Hóa 9. Mỗi bài giải trong tài liệu gồm 2 phần phương pháp giải cho từng vấn đề và hướng dẫn giải cụ thể cho mỗi bài tập, tài liệu sẽ giúp các em học sinh dễ dàng hơn trong việc ôn tập lại kiến thức bài học và định hướng phương pháp giải bài tập chuẩn xác nhất. Mời các em cùng tham khảo

1. Phương pháp học tốt môn Hóa học 9

Khác với những môn học còn lại, môn Hóa học chỉ bắt đầu xuất hiện trong chương trình học từ lớp 8. Đến lớp 9 là năm thứ 2 các em học sinh được tiếp xúc với môn hóa và đây cũng được coi là môn “ác mộng” đối với không ít học sinh. Hóa học lớp 9 tuy không quá phức tạp nhưng lại rất quan trọng, kiến thức Hóa học cấp 2 là nền tảng cho các em học sinh học Hóa cấp 3. Tuy nhiên, môn học nào cũng có cái hay của nó và phương pháp học riêng. Nếu học sinh nắm vững được các phương pháp học thì sẽ dễ dàng học tốt môn Hóa. Vì vậy, sau đây eLib xin chia sẽ một số cách học tốt môn Hóa học lớp 9.

1.1. Xây dựng niềm say mê với môn hóa

Trong mọi môn học, nếu không có niềm say mê và yêu thích với môn học thì chắc chắn học sinh khó có thể vượt qua nó. Môn Hóa học cũng không ngoại lệ, học sinh mang cho mình tâm lý chán ghét, sợ hãi thì sẽ không thể học tốt được môn Hóa. Vì vậy học sinh hãy xây dựng cho bản thân lòng say mê môn Hóa học.

1.2. Chuẩn bị đầy đủ các “công cụ” để học hóa

Học sinh cần chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập, các tài liệu tham khảo, đồ dùng học tập. Đồng thời, để học được hóa học sinh phải trang bị cho bản thân lượng kiến thức môn toán để giải quyết các bài tập Hóa học.

1.3. Học các vấn đề lý thuyết của hóa học

Những kiến thức đề cập đến trong môn Hóa học lớp 9 đều rất mới lạ và thú vị. Đó là kiến thức về cấu tạo các chất có ứng dụng nhiều nhất trong cuộc sống, về các phản ứng cơ bản giữa các chất. Đây là điều mà các em học sinh chưa từng thấy ở một môn học nào khác.

Đặc biệt, môn Hóa học là môn học có rất nhiều lý thuyết, các công thức Hóa học, những khái niệm cần ghi nhớ. Vì vậy, học sinh cần nắm chắc các định nghĩa, khái niệm, quan trọng hơn là phải hiểu được bản chất của vấn đề, biết cách vận dụng được các khái niệm – định luật trên.

1.4. Thường xuyên hệ thống hóa kiến thức

Môn hóa là môn có lượng kiến thức rất lớn và liên quan chặt chẽ với nhau qua trừng bài học, từng chương. Vì vậy hệ thống hóa kiến thức thường xuyên là điều rất quan trọng, nếu không làm vậy học sinh sẽ dễ quên và lẫn lộn kiến thức, dẫn đến học sinh sẽ cảm thấy chán nản và dần cảm thấy môn Hóa rất khó. Khi học xong một chương, học sinh cần xem lại tổng kiến thức của chương đó và liên hệ chúng với các chương học trước đó từ lý thuyết đến bài tập.

1.5. Học thuộc bảng tuần hoàn hóa học

Học thuộc bảng tuần hoàn hóa học là yếu tố cần thiết để giúp học sinh thành công khi học môn Hóa. Những thông tin trong bảng sẽ được ứng dụng vào rất nhiều những kiến thức, bài tập hóa sau này.

1.6. Làm thật nhiều bài tập

Môn Hóa ở cấp độ nào cũng đều có cả lý thuyết và bài tập. Bài tập môn Hóa 9 chủ yếu vận dụng các công thức đã học từ lớp 8 và các phương trình hóa học trong lớp 9. Vì vậy, sau mỗi lần trau dồi lý thuyết, hãy làm thật nhiều dạng bài tập và mỗi dạng hãy tìm cách giải bằng nhiều cách để có thể tìm ra cách tối ưu nhất.

Làm bài tập hóa thường xuyên là cách học môn hóa hiệu quả nhất của nhiều học sinh giỏi Hóa. Nếu chỉ học lý thuyết mà không làm bài tập, học sinh sẽ khó có thể vận dụng hóa học trong cuộc sống và sẽ không tiến bộ với môn học này.

1.7. Thực hành là cách học hóa tốt nhất

“Học đi đôi với hành”, nó có nghĩa việc học phải bao gồm cả lý thuyết và thực hành. Lý thuyết là điều kiện cần và thực hành là điệu kiện đủ, đây là cách học giỏi hóa hiệu quả nhất. Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, càng làm nhiều thí nghiệm thì học sinh càng hiểu rõ được bản chất của các phản ứng Hóa học. Vì thế, hãy làm tốt các bài thực hành trên lớp sẽ giúp học sinh nhớ lâu các kiến thức hơn. Các phản ứng hóa học là một lĩnh vực không thể thiếu của môn hóa học. Lý thuyết, công thức, bài tập đều là tiền đề để hỗ trợ cho việc viết chính xác các phản ứng Hóa học và ngược lại. Đấy cũng là lý do mà học sinh cần chia đều thời gian để thực hiện các phản ứng Hóa học thay vì chỉ học lý thuyết và bài tập.

1.8. Liên hệ với thực tiễn

Môn hóa là môn học có rất nhiều ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống, vì vậy học sinh nên tìm hiểu và ứng dụng những kiến thức bản thân học được và thực tiễn. Lúc đó sẽ giúp học sinh hiểu và nhớ sâu hơn kiến thức của môn hóa. Các thí nghiệm hóa học đơn giản, các hiện tượng hóa học ngoài đời sống, học sinh cần tìm hiểu để tăng độ hiểu biết của mình và có thể liên hệ qua bài học của mình.

Mặc dù lượng kiến thức trong chương trình môn hóa học lớp 9 tương đối nhiều và quan trọng nhưng với những bí quyết chia sẻ các cách học giỏi Hóa học lớp 9 trên, hy vọng các em sẽ tìm ra phương pháp học tập phù hợp cho bản thân để chinh phục Hóa học lớp 9 và đạt thành tích như mong đợi. Chúc các em thành công.

2. Phương pháp đạt điểm cao môn Hóa 9

2.1. Nắm vững kiến thức cơ bản

Mỗi bài kiểm tra chắc chắn thầy cô sẽ giới hạn bài ôn. Ví dụ các em kiểm tra chương hợp chất vô cơ thì tất nhiên các em cần phải nắm rõ nội dung được bao hàm bên trong của chương đó. Hóa học lớp 9 bao gồm 5 chương

  • Hợp chất vô cơ
  • Kim loại
  • Phi kim
  • Nhiên liệu
  • Dẫn xuất của hidrocacbon polime

2.2. Đặt mục tiêu rõ ràng trọng tâm và lập kế hoạch ôn tập

Trước khi bước vào kì thi các em nên xác định mục tiêu mình cần đạt được là gì? Nếu các em muốn đạt điểm tối đa thì các em cần phải lập kế hoạch ôn tập kĩ càng và bài bản. Chắc chắn hiệu quả sẽ rất cao đó.

2.3. Tự tin nhưng không được chủ quan

Khi các em đã ôn luyện và sẵn sàng để làm bài kiểm tra, các em sẽ cảm thấy thoải mái vì mình đã trang bị đầy đủ kiến thức rồi. Tuy nhiên không nên quá chủ quan bởi một vài sai xót nhỏ hoặc ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác có thể khiến chất lượng bài kiểm tra của các em không được như ý.

2.4. Phân bố thời gian hợp lý và vận dụng phương pháp làm hiệu quả

Nếu bài thi sắp xếp theo cấu trúc từ dễ tới khó thì các em nên tập trung đi từ câu dễ ghi điểm nhất, các câu khó các em sẽ dành thời gian nhiều hơn để tìm kết quả. Như vậy các em sẽ không bị mất điểm và có sự tập trung cho câu hóc búa. Với những bài trắc nghiệm hóa, các em hãy luyện tập cách nhìn câu hỏi nhanh mà vẫn bao quát được cả câu hỏi để hiểu được từ khóa chính, mà tránh lạc đề. Còn với các bài tự luận các em nên biết cách vận dụng lý thuyết, công thức để làm bài chính xác.

2.5. Chuẩn bị kĩ máy tính, bút, giấy nháp đầy đủ

Các dụng cụ này rất là quan trọng khi đi thi đặc biệt là máy tính. Nếu các em không mang máy tính thì với các bài tính toán các em chỉ có thể ngồi nhẩm bằng miệng, rất mất thời gian mà có thể dẫn đến kết quả sai. Việc các em sửa đi sửa lại trong bài sẽ gây bẩn và dẫn đến mất điểm trình bày một cách đáng tiếc. Vậy các em nên dùng giấy nháp để tính thử trước kết quả một cách cẩn thận nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM