Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 24: Ôn tập học kì 1
Để các em có thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích chúng tôi xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung giải bài tập SGK môn Hóa học 9 dưới đây. Tài liệu được eLib biên soạn và tổng hợp với nội dung các bài tập có phương pháp và hướng dẫn giải đầy đủ chi tiết, rõ ràng. Mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 71 SGK Hóa học 9
2. Giải bài 2 trang 72 SGK Hóa học 9
3. Giải bài 3 trang 72 SGK Hóa học 9
4. Giải bài 4 trang 72 SGK Hóa học 9
5. Giải bài 5 trang 72 SGK Hóa học 9
6. Giải bài 6 trang 72 SGK Hóa học 9
7. Giải bài 7 trang 72 SGK Hóa học 9
8. Giải bài 8 trang 72 SGK Hóa học 9
1. Giải bài 1 trang 71 SGK Hóa học 9
Viết các phương trình hóa học biểu diễn các chuyển hóa sau đây:
a) Fe (1) → FeCl3 (2) → Fe(OH)3 (3) → Fe2(SO4)3 (4) → FeCl3
b) Fe(NO3)3 (1) → Fe(OH)3 (2) → Fe2O3 (3) → Fe (4) → FeCl2 (5) → Fe(OH)2
Phương pháp giải
- Để hoàn thiện hai dãy chuyển đổi trên các em cần hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học ở chương trình học kì 1 môn Hóa 9
Hướng dẫn giải
Câu a:
(1) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
(2) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
(3) Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O
(4) Fe2(SO4)3 + 3BaCl2 → 3BaSO4 + 2FeCl3
Câu b:
(1) Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaNO3
(2) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
(3) Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
(4) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
(5) FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
2. Giải bài 2 trang 72 SGK Hóa học 9
Cho bốn chất sau: Al, AlCl3, Al(OH)3, Al2O3. Hãy sắp xếp bốn chất này thành hai dãy chuyển hóa (mỗi dãy đều gồm 4 chất) và viết các phương trình hóa học tương ứng để thực hiện dãy chuyển hóa đó.
Phương pháp giải
Các dãy chuyển hóa có thể có:
Dãy chuyển hóa 1: Al → AlCl3 → Al(OH)3 → Al2O3
Dãy chuyển hóa 2: AlCl3 → Al(OH)3 → Al2O3 → Al
Hướng dẫn giải
Phương trình hóa học dãy chuyển hóa 1:
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl
2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O
Phương trình hóa học dãy chuyển hóa 2:
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl
2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O
Al2O3 (đpnc) → 4Al + 3O2
3. Giải bài 3 trang 72 SGK Hóa học 9
Có ba kim loại là nhôm, bạc, sắt. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng kim loại. Các dụng cụ hóa chất coi như có đủ. Viết các phương trình hóa học để nhận biết ba kim loại.
Phương pháp giải
Dựa vào tính chất hóa học khác nhau của các kim loại để chọn hóa chất nhận biết chúng
Gợi ý: Dùng dung dịch NaOH để nhận biết ra Al
Dùng dung dịch HCl để nhận biết ra Fe
Hướng dẫn giải
Phân biệt Al, Ag, Fe: Cho dung dịch NaOH vào ba kim loại trên, kim loại nào tác dụng và có bọt khí bay lên là Al, hai kim loại còn lại (Fe, Ag) không tác dụng.
- Cho dung dịch HCl vào hai kim loại Fe và Ag, kim loại nào tác dụng và có khí bay lên là Fe, kim loại nào không tác dụng là Ag.
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 ↑
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑
4. Giải bài 4 trang 72 SGK Hóa học 9
Axit H2SO4 loãng phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào dưới đây:
A. FeCl3, MgO, Cu, Ca(OH)2 .
B. NaOH, CuO, Ag, Zn.
C. Mg(OH)2, HgO, K2SO3, NaCl .
D. Al, Al2O3, Fe(OH)3, BaCl2.
Phương pháp giải
Ghi nhớ tính chất hóa học của axit H2SO4
+ Làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ
+ Tác dụng với oxit bazo, bazo
+ Tác dụng với muối ( điều kiện tạo ra chất kết tủa hoặc bay hơi)
+ Tác dụng với kim loại ( đứng trước H trong dãy điện hóa)
Hướng dẫn giải
A. Loại Cu và FeCl3 không tác dụng (vì Cu đứng sau H trong dãy điện hóa)
B. Loại Ag không tác dụng (vì Ag đứng sau H trong dãy điện hóa)
C. Loại NaCl không tác dụng (vì sản phẩm không sinh ra chất kết tủa hoặc bay hơi)
D. Chọn
3H2SO4 + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2↑
3H2SO4 + Al2O3 → Al2(SO4)3 + 3H2O↑
H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2HCl
5. Giải bài 5 trang 72 SGK Hóa học 9
Dung dịch NaOH có phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây:
A. FeCl3, MgCl2, CuO, HNO3.
B. H2SO4, SO2, CO2, FeCl2.
C. Al(OH)3, HCl, CuSO4, KNO3.
D. Al, HgO, H3PO4, BaCl2.
Phương pháp giải
Ghi nhớ tính chất hóa học của dd NaOH
+ Làm quỳ tím chuyển sang màu xanh
+ Tác dụng với oxit axit, tác dụng với axit
+ Tác dụng với dd muối (điều kiện tạo ra chất kết tủa hoặc bay hơi)
Đặc biệt: dd NaOH tác dụng với kim loại Al, Zn, Al(OH)3 và Zn(OH)2
Hướng dẫn giải
A. Loại CuO
B. Chọn
C. Loại KNO3 không tác dụng ( vì sản phẩm không tạo chất kết tủa hoặc bay hơi)
D. Loại HgO và BaCl2
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
Hoặc NaOH + SO2 → NaHSO3
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
Hoặc NaOH + CO2 → NaHCO3
2NaOH + FeCl2 → Fe(OH)2↓ + 2NaCl
6. Giải bài 6 trang 72 SGK Hóa học 9
Sau khi làm thí nghiệm có những khí độc hại sau: HCl, H2S, CO2, SO2. Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất?
A. Nước vôi trong.
B. Dung dịch HCl.
C. Dung dịch NaCl.
D. Nước.
Giải thích và viết phương trình phản ứng hóa học nếu có.
Phương pháp giải
Để loại bỏ các khí, ta chọn chất nào tác dụng được với tất cả các chất khí đó tạo thành chất kết tủa
Hướng dẫn giải
Chọn nước vôi trong là tốt nhất, vì nước vôi trong có phản ứng với tất cả các chất khí thải tạo thành chất kết tủa hay dung dịch.
Phương trình hóa học:
Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O.
H2S + Ca(OH)2 dư → CaS↓ + 2H2O.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O.
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3↓ + H2O.
7. Giải bài 7 trang 72 SGK Hóa học 9
Bạc (dạng bột) có lẫn tạp chất đồng, nhôm. Dùng phương pháp hóa học để thu được bạc tinh khiết.
Phương pháp giải
Cho hỗn hợp vào dung dịch AgNO3 dư
Hướng dẫn giải
Để thu được bạc tinh khiết, cho hỗn hợp vào dung dịch AgNO3 dư, đồng và nhôm sẽ phản ứng, kim loại thu được là Ag.
Phương trình hóa học:
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓
Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag↓
8. Giải bài 8 trang 72 SGK Hóa học 9
Trong phòng thí nghiệm, người ta làm khô các khí ẩm bằng cách dẫn khí này đi qua các bình có đựng các chất háo nước nhưng không có phản ứng với khí cần làm khô. Có các chất làm khô sau: H2SO4 đặc, CaO. Dùng hóa chất nào nói trên để làm khô mỗi khí ẩm sau đây: khí SO2, khí O2, khí CO2. Hãy giải thích sự lựa chọn đó.
Phương pháp giải
H2SO4 đặc dùng để làm khô các khí mà không có phản ứng với nó
CaO khan dùng để làm khô các khí mà không có phản ứng với nó
Hướng dẫn giải
Lập bảng để thấy chất nào có phản ứng với chất làm khô
Có thể dùng H2SO4 đặc để làm khô các khí ẩm: SO2, CO2, O2 vì H2SO4 đặc không phản ứng với các khí này.
Có thể dùng CaO khan để làm khô khí ẩm O2. CaO khan tác dụng với khí ẩm SO2, CO2.
Phương trình hóa học:
CaO + H2O → Ca(OH)2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3↓ + H2O
Hoặc CaO + SO2 → CaSO3
CO2 + CaO → CaCO3
9. Giải bài 9 trang 72 SGK Hóa học 9
Cho 10g dung dịch muối sắt clorua 32,5% tác dụng với dung dịch bạc nitrat dư thì tạo thành 8,61g kết tủa. Hãy tìm công thức hóa học của muối sắt đã dùng.
Phương pháp giải
Vì Fe là kim loại có nhiều hóa trị nên gọi hóa trị của Fe là x
Viết PTHH: FeClx + xAgNO3 → Fe(NO3)x + xAgCl↓
tính toán theo PTHH số mol của FeClx theo số mol của AgCl → suy ra được x
Hướng dẫn giải
Đặt công thức muối sắt clorua là: FeClx với khối lượng = \(10.{{32,5} \over {100}} = 3,25\,\,gam\)
Phương trình hóa học: FeClx + xAgNO3 → Fe(NO3)x + xAgCl↓
Theo phương trình ta có tỉ lệ:
\({{3,25} \over {56 + 35,5x}} = {{8,61} \over {143,5x}}\) → x = 3
Vậy công thức của muối sắt là FeCl3
10. Giải bài 10 trang 72 SGK Hóa học 9
Cho 1,96g bột sắt vào 100ml dung dịch CuSO4 10% có khối lượng riêng là 1,12 g/ml.
a) Viết phương trình hóa học.
b) Xác định nồng độ mol của chất trong dung dịch khi phản ứng kết thúc. Giả thiết rằng thể tích của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.
Phương pháp giải
a) PTHH: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu ↓
b) Từ PTHH xác định đươc chất nào phản ứng hết, chất nào còn dư, mọi tính toán theo chất phản ứng hết
Công thức nồng độ mol CM = n : V
Hướng dẫn giải
Số mol \(CuSO_4\) =\({n_{CuS{O_4}}} = {{100.1,2.10} \over {100.160}} = 0,07{\rm{ }}mol\)
Số mol Fe = \({n_{Fe}} = {{1,96} \over {56}} = 0,035{\rm{ }}mol\)
a) Phương trình hóa học.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu ↓
Ta có tỉ lệ: \(\frac{{0,07}}{1} > \frac{{0,035}}{1} \to CuS{O_4}\) dư
Theo phương trình : \({n_{Fe}} = {\rm{ }}{n_{CuS{O_4}{\rm{ }}pu}} = 0,035mol.\)
b) Nồng độ mol của các chất trong dung dịch:
\(n_{CuSO_4}\) dư = 0,07 – 0,035 = 0,035 mol
\(C{M_{\left( {CuS{O_4}} \right)}} = {{1000.0,035} \over {100}} = 0,35{\rm{ }}mol/l\)
\(C{M_{\left( {FeS{O_4}} \right)}} = {{1000.0,035} \over {100}} = 0,35{\rm{ }}mol/l\).
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 15: Tính chất vật lí của kim loại
- doc Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại
- doc Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại
- doc Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 18: Nhôm
- doc Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 19: Sắt
- doc Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 20: Hợp kim sắt Gang, thép
- doc Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn
- doc Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 22: Luyện tập chương 2 Kim loại