Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 18: Nhôm

Hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 9 Bài 18 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 18: Nhôm

1. Giải bài 1 trang 57 SGK Hóa học 9

Hãy điền vào bảng sau những tính chất tương ứng với những ứng dụng của nhôm:

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức trang 55,56 - sgk Hóa 9 để trả lời

Hướng dẫn giải

1. Dẫn điện tốt: Làm dây dẫn điện

2. Nhẹ, bền: Chế tạo máy bay, ô tô, xe lửa ,….

3. Nhôm dẻo nên có thể cán thành đồ dùng bằng nhôm, dẫn nhiệt tốt, nóng chảy ở nhiệt độ cao: Làm dụng cụ gia đình: nồi xoong, khung cửa…..

2. Giải bài 2 trang 58 SGK Hóa học 9

Thả một mảnh nhôm vào các ống nghiệm chứa các dung dịch sau :

a) MgSO4

 b) CuCl2

c) AgNO3

d) HCl

Cho biết hiện tượng xảy ra. Giải thích và viết phương trình hoá học.

Phương pháp giải

Al chỉ đẩy được các kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa ra khỏi dung dịch muối.

a) không phản ứng

b) Dựa vào màu sắc dung dịch thay đổi và kim loại sinh ra có màu gì → nêu được hiện tượng

c) tương tự b

d) Có khi bay ra hay không? → nêu hiện tượng

Hướng dẫn giải

a) Thả nhôm vào dung dịch MgSO4:Không có phản ứng, vì Al hoạt động hóa học kém hơn Mg, không đẩy được magie ra khỏi muối.

b) Thả nhôm vào dung dịch CuCl2: 2Al + 3CuCl2  → 2AlCl3 + 3Cu↓

Hiện tượng: Al tan dần, có chất rắn màu đỏ bám vào lá nhôm, màu xanh lam của dung dịch nhạt dần. Vì Al hoạt dộng mạnh hơn Cu, nên đẩy đồng ra khỏi dung dịch muối, tạo thành Cu (màu đỏ) bám vào là nhôm.

c) Thả nhôm vào dung dịch AgN03 : Al + 3AgN03  → Al(N03)3 + 3Ag↓

Hiện tượng: Al tan dần, có chất rắn màu trắng bám vào lá nhôm. Vì Al hoạt động hóa học mạnh hơn Ag, nên đẩy bạc ra khỏi muối, tạo thành Ag (màu trắng) bám vào lá nhôm.

d) Thả nhôm vào dung dịch HCl: 2Al + 6HCl  → 2AlCl3 + 3H2↑

Hiện tượng: Có khí thoát ra, nhôm bị hòa tan dần. Vì nhôm đứng trước hiđro nên phản ứng với axit HCl, tạo thành muối nhôm clorua, tan và giải phóng khí hiđro.

3. Giải bài 3 trang 58 SGK Hóa học 9

Có nên dùng xô, chậu, nồi nhôm để đựng vôi, nước vôi tôi hoặc vữa xây dựng không ? Hãy giải thích.

Phương pháp giải

Dựa vào khả năng tác dụng với dung dịch kiềm của Al để trả lời câu hỏi.

Hướng dẫn giải

Không nên. Vì vôi, nước vôi hoặc vữa xây dựng đều có chứa Ca(OH)2 là chất kiềm, chất này sẽ phá hủy dần các đồ vật bằng nhôm do có xảy ra các phản ứng.

Al2O3 + Ca(OH)→ Ca(AlO2)2 + H2O

2Al + Ca(OH)2 + 2H2O   → Ca(AlO2)2 + 3H2

4. Giải bài 4 trang 58 SGK Hóa học 9

Có dung dịch muối AlCl3 lẫn tạp chất là CuCl2. Có thể dùng chất nào sau đây để làm sạch muối nhôm ? Giải thích và viết phương trình hoá học.

a) AgNO3

b) HCl      

c) Mg

d) Al

e) Zn.

Phương pháp giải

Dùng chất nào sau khi phản ứng dung dịch thu được chỉ chứa AlCl3

Hướng dẫn giải

Để làm sạch muối AlCl3 có lẫn tạp chất CuCl2  có thể dùng: nhôm, vì Al hoạt dộng hóa học mạnh hơn Cu, đẩy đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành đồng kim loại Cu.

Phương trình hóa học: 2Al + 3CuCl2  →   2AlCl3 + 3Cu↓

5. Giải bài 5 trang 58 SGK Hóa học 9

Thành phần hoá học chính của đất sét là: Al2O3.2SiO2.2H2O. Hãy tính phần trăm khối lượng của nhôm trong hợp chất trên.

Phương pháp giải

Tính phân tử khối của đất sét =?

Giả sử có 1 mol đất sét → khối lượng của Al trong đất sét

áp dụng công thức tính thành phần phần trăm:

\(\% Al = \dfrac{{mAl}}{{mđất\,sét}}.100\% \)

Hướng dẫn giải

Thành phần hóa học chính của đất sét là Al2O3.2SiO2. 2H2O

Khối lượng mol của hợp chất: MAl2O3.2SiO2.2H2O = 258

Khối lượng nhôm trong hợp chất = 27.2 = 54 (g)

Phần trăm khối lượng của nhôm trong hợp chất = \(\% {m_{Al}} = {{54} \over {258}} \cdot 100\%  = 20,93\% \)

6. Giải bài 6 trang 58 SGK Hóa học 9

Để xác định thành phần phần trăm khối lượng của hỗn hợp A gồm bột nhôm và bột magie, người ta thực hiện hai thí nghiệm sau :

Thí nghiệm 1: Cho m gam hỗn hợp A tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 1568 ml khí ở điều kiện tiêu chuẩn.

Thí nghiệm 2: Cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thấy còn lại 0,6 gam chất rắn.

Tính phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A.

Phương pháp giải

Thí nghiệm 1: Cả Al và Mg cùng phản ứng

2Al + 3H2O4 →  Al2(SO4)3 + 3H2

Mg + H2SO4 →  MgSO4 + H2

Thí nghiệm 2: Chỉ có Al tham gia phản ứng, chất rắn còn lại là Mg dư → mMg= 0,6 (g)

Dựa vào PTHH (1), (2) và số mol khí Htính toán được số mol của Al

→ Từ đó tính được phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.

Hướng dẫn giải

Số mol khí thoát ra= 1,568 : 22,4 = 0,07 mol

Phương trình hóa học:

TN1 : 2Al + 3H2SO4 →  Al2(SO4)3 + 3H2

TN2: Mg + H2SO4 →  MgSO4 + H2

Ở thí nghiệm 2: Al tác dụng hết với NaOH, còn Mg không phản ứng nên khối lượng chất rắn còn lại là Mg

\({n_{Mg}} = \frac{{0,6}}{{24}} = 0,025\,\,mol\)

Gọi x là số mol Al

Theo phương trình (2): \({n_{{H_2}(2)}} = {n_{Mg}} = 0,025\,\,mol\)

Theo phương trình (1): \({n_{{H_2}(1)}} = \frac{3}{2}{n_{Al}} = \frac{3}{2}x\,\,mol\)

Theo hiđro, ta có: 1,5x + 0,025 = 0,07 → x = 0,03 mol = n Al 

Khối lượng của hỗn hợp: m = mMg + mAl = 0,6 + 0,03.27 = 1,41 gam

Phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A:

%Mg = \( \dfrac{0,6}{1,41}\) x 100% = 42,55%; %Al = 100% - 42,55% = 57,45%.

Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM