Soạn văn lớp 10 siêu ngắn

Nội dung bài soạn tóm tắt Ngữ văn lớp 10 dưới đây, sẽ giúp các em tổng hợp những kiến thức chính của nội dung bài học, các em nhìn vào có thể nhận ra được những kiến thức trọng tâm của bài học mà mình cần lĩnh hội. Từ đó, các em có thể tiếp cận tác phẩm một cách tốt nhất. Chúc các em học thật tốt!

1. Giới thiệu bài soạn Ngữ văn 10

- Soạn văn là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết để giúp học sinh học tốt môn ngữ văn. Cũng giống như nhiều môn học khác cần phải chuẩn bị bài trước khi đến lớp, soạn văn sẽ giúp học sinh dễ nắm được nội dung của bài hơn, có nhiều ý kiến đóng góp hay và lạ hơn trong quá trình học trên lớp. Vậy phải làm thế nào để soạn văn có hiệu quả? Nội dung bài soạn trải dài qua các tuần học được eLib tổng hợp và biên soạn đầy đủ, chi tiết, bám sát nội dung các câu hỏi trong chương trình SGK hứa hẹn sẽ là tài liệu hữu ích phục vụ các em soạn bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Mời các em cùng tham khảo cụ thể từng bài soạn cụ thể ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile. 

2. Tầm quan trọng của việc soạn văn trước khi đến lớp

2.1. Giúp các em nắm được những kiến thức cơ bản

- Soạn văn trước ở nhà sẽ giúp các em nắm được những ý chính của bài học, điều này vô cùng thuận lợi cho quá trình tìm hiểu bài trên lớp. Các em sẽ dễ dàng theo dõi, phản hồi kiến thức giáo viên giảng một cách kịp thời.

2.2. Tạo tính tích cực xây dựng bài trên lớp

- Khi soạn bài trước ở nhà nghĩa là các em đã nắm được nội dung của bài học, khi lên lớp giáo viên đặt câu hỏi các em sẽ dễ dàng trả lời một cách hào hứng bởi các em đã có phần chuẩn bị bài trước ở nhà. Điều này góp phần nâng cao điểm số cho các em, vì vậy nội dung bài soạn khá quan trọng cho quá trình học tập của các em. Bên cạnh đó, chính quá trình tích cực xây dựng bài các em đã góp phần tạo nên không khí lớp học.

2.3. Tiết kiệm thời gian

- Soạn văn trước ở nhà sẽ tiết kiệm được một khoảng thời gian lớn cho việc đọc văn bản trên lớp, khi lên lớp chúng ta chỉ cần đi vào phân tích tác phẩm cụ thể để có cơ hội lĩnh hội được nhiều kiến thức hay hơn ngoài văn bản mà giáo viên truyền đạt. Nếu như các em không soạn bài trước đôi khi dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng đó là nếu không đủ thời gian cho giáo viên phân tích thì giáo viên sẽ bỏ qua những kiến thức còn lại phía sau, điều đó đồng nghĩa với việc các em đã mất đi một phần kiến thức quan trọng.

2.4. Làm việc nhóm hiệu quả

- Để quá trình học bớt căng thẳng, các em nên soạn bài trước ở nhà để phục vụ cho quá trình làm việc nhóm của mình trong nhẹ nhàng và vui vẻ, khi các em đã có bài soạn trước đó, các em sẽ mang tâm thế làm việc nhóm trong hào hứng, vừa làm việc nhóm vừa có thể tâm sự, trao đổi với bạn bè. Từ đó, các em sẽ tiếp thu được kiến thức một cách nhẹ nhàng, không căng thẳng, gay go. Tạo sự hứng khởi cho những tiết học sau.

3. Những lưu ý để soạn văn 10 hiệu quả nhất

3.1. Đọc kỹ các phần trong sách giáo khoa

- Việc đọc kĩ phần tác phẩm, phần chú thích và phần ghi nhớ sách giáo khoa là vô cùng quan trọng. Bởi vì nếu không có cơ sở là văn bản sách giáo khoa thì các em sẽ không thể lấy ngữ liệu gì để mà phân tích, quá trình đọc kĩ văn bản sẽ giúp các em nắm được những ý chính của nội dung bài học một cách có hệ thống hóa nhất. Bên cạnh đó, phần chú thích cũng quan trọng không kém, những văn bản trong chương trình học của chúng ta có rất nhiều từ Hán Việt, những từ này sẽ khó hiểu cho các em, vì vậy muốn tìm hiểu bài học một cách đúng và đủ thì phải đọc kĩ phần chú thích, đây là thao tác mà mọi người thường bỏ qua. Cuối cùng, phần ghi nhớ các em cũng cần phải đọc kĩ vì đây là nơi tổng kết bài học và rút ra ý nghĩa quan trọng cho các em.

3.2. Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa

- Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa tức là các em đang tìm hiểu trọng tâm của bài học, từ đó khi nghe giáo viên giảng các em sẽ dễ dàng lĩnh hội hơn. Trong quá trình trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa các em có cơ hội rèn luyện khả năng tư duy, khả năng lập luận của bản thân mình.

3.3. Tham khảo thêm tài liệu bài soạn

- Tài liệu tham khảo là cách để các em làm phong phú bài soạn của mình, nó giúp các em hình thành những ý chính của bài học. Tuy nhiên các em chỉ nên tham khảo có chọn lọc, biến của nó thành của mình, tránh sao chép nguyên si của người ta. Vì nếu làm như vậy các em sẽ lười trong việc suy nghĩ, lập luận và sáng tạo.

3.4. Cập nhật các thông tin xung quanh cuộc sống

- Việc cập nhật những kiến thức về đời sống, xã hội là vô cùng cần thiết trong môn văn. Nó sẽ giúp các em có thể vận dụng vào những bài nghị luận xã hội, để bài viết thêm phong phú hơn. Hiện nay, nhiều người ra đề văn trong thi cử đều lấy từ những hiện thực bên ngoài đời sống, xã hội.

3.5. Tạo tâm trạng hứng khởi khi học

- Tâm trạng hứng khởi khi học văn là điều rất quan trọng, nếu các em có tâm trạng hứng khởi các em sẽ hăng say học tập, tiếp thu kiến thức tốt hơn. Vì thế, các em nên tạo cho mình một tâm trạng thoải mái, vui vẻ khi học văn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM