Soạn bài Ca dao hài hước Ngữ văn 10 siêu ngắn

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được nội dung và nghệ thuật của thể loại "Ca dao hài hước". Từ đó, các em sẽ có kĩ năng phân tích những chùm thơ thuộc thể loại "Ca dao hài hước". Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Ca dao hài hước Ngữ văn 10 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 91 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

- Màn dẫn cưới và thách cưới mang đến tiếng cười cho người lao động.

- Chàng trai dẫn cưới: voi, trâu, bò thế nhưng lại viện đủ lí do để khước từ.

- Cô gái thách cưới “một nhà khoai lang”.

- Bài ca dao có giọng hài hước, dí dỏm, đáng yêu vì có những yếu tố nghệ thuật đặc sắc sau:

+ Lối nói khoa trương, vui tươi.

+ Cánh nói đối lập, phủ định.

2. Soạn câu 2 trang 91 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

- Bài 2: Tác giả dân gian đã châm biếm những người đàn ông yếu đuối, không đáng sức trai, không đáng nên trai.

- Bài 3: Tác giả dân gian đã phê phán, lên án sự lười nhác, thảm hại của ông chồng vô tích sự.

- Bài 4: Tác giả dân gian đã mang đến tiếng cười, châm biếm nhẹ nhàng với loại phụ nữ đỏng đảnh vô duyên.

3. Soạn câu 3 trang 91 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

- Tác giả đã sử dụng đa dạng các thủ pháp nghệ thuật để khắc họa nhân vật bằng những nét điển hình có giá trị khái quát cao.

- Dùng ngôn ngữ đời thường nhưng thâm thúy và sâu sắc.

- Có nhiều liên tưởng độc đáo, bất ngờ, lí thú.

4. Soạn câu 1 luyện tập trang 92 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

- Cô gái trong bài ca dao đầu tiên đã thể hiện sự khéo léo, sắc sảo và thông minh trong lời thách cưới.

- Lời thách cưới không thể hiện sự mặc cảm, chê cái nghèo của người chồng mà còn tỏ ra vui vể và chấp nhận cuộc sống nghèo ấy.

- Qua lời đối trong ca dao cho thấy được vẻ đẹp hiền hậu và nhân cách đáng khâm phục của người xưa trong cuộc sống và tình yêu trong sáng không vụ lợi.

5. Soạn câu 2 luyện tập trang 92 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

- Ăn rồi nằm ngả nằm nghiêng

Có ai lấy tớ thì khiêng tớ vào.

- Sông bao nhiêu nước cũng vừa

Trai bao nhiêu vợ cũng chưa bằng lòng.

Ngày:18/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM