Soạn bài Nội dung và hình thức của văn bản văn học Ngữ văn 10 siêu ngắn

Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé, nội dung bài này đã được eLib biên soạn một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích để các em tham khảo. Chúc các em học tập tốt.

Soạn bài Nội dung và hình thức của văn bản văn học Ngữ văn 10 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 130 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

- Đề tài là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản.

- Ví dụ: Đề tài của Chí phèo là sự tha hóa của những người nông dân dưới đáy cùng của xã hội khi bị dồn vào bước đường cùng.

2. Soạn câu 2 trang 130 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

 - Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản, thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.

- Ví dụ: Chủ đề của Chí Phèo là sự mâu thuẫn giữa nông dân và quan lại, cường hào ác bá dưới chế độ thực dân nửa phong kiến

3. Soạn câu 3 trang 130 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

Cảm hứng nghệ thuật là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản. Qua cảm hứng nghệ thuật, người đọc cảm nhận được tư tưởng, tình cảm tác giả gửi gắm và trong tác phẩm.

4. Soạn câu 4 trang 130 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

- Ý nghĩa nội dung: Nội dung phải thấm nhuần tinh thần nhân văn, tinh thần dân chủ và những tư tưởng sâu sắc. Đây chính là điều nhà văn luôn trăn trở khi bắt đầu viết tác phẩm.

- Ý nghĩa hình thức: văn học là một nghệ thuật nên phải đạt đến một trình độ nghệ thuật nhất định ⇒ nhà văn phải tìm hiểu, khám phá những hình thức mới mẻ, hấp dẫn.

5. Soạn câu 1 luyện tập trang 130 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

- Đề tài của hai tác phẩm là người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

- Sự khác nhau giữa đề tài của hai tác phẩm: nếu ở Tắt đèn là số phận bi kịch của người nông dân bị chèn ép bởi sưu cao thuế nặng thì trong Bước đường cùng lại là những bất hạnh của người nông dân muốn chống lại cường hào ác bá đè đầu cưới cổ người dân.

6. Soạn câu 2 luyện tập trang 130 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

Hình tượng Mẹ và Quả xuyên suốt bài thơ làm sáng rõ thêm luật nhân quả, tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm và tâm hồn của chúng ta. Mẹ chăm bẵm không phải mong một ngày con báo hiếu cho mẹ như bầu và bí lớn lên đem đến cho mẹ những trái ngọt. Mẹ chăm bẵm đàn còn và chỉ muốn con nên người, thành người có ích cho xã hội. Đoạn cuối tập trung toàn bộ tư tưởng của nhà thơ. Những thứ quả đặc biệt của mẹ. Những đứa con lớn lên và bỗng hoảng sợ ngày mẹ già yếu mà mình vẫn còn khờ dại. Bổn phận làm con là phải biết ơn cha mẹ sinh thành, phải trở thành người tốt để báo hiếu cha mẹ. Đó chính là tư tưởng chủ đạo của bài thơ.

Ngày:30/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM