Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh Ngữ văn 10 siêu ngắn

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được cách viết một đoạn văn thuyết minh hay. eLib đã biên soạn nội dung bài này một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt!

Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh Ngữ văn 10 siêu ngắn

1. Đoạn văn thuyết minh

1.1. Soạn câu 1 trang 62 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

a. Đoạn văn là một phần của văn bản, được bắt đầu từ chỗ viết hoa đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng

b. Một đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu :

- Làm rõ một ý chung, một chủ đề chung thống nhất và duy nhất.

- Liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng trước và sau nó.

- Diễn đạt chính xác và trong sáng. Gợi cảm và hấp dẫn.

1.2. Soạn câu 2 trang 62 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

- Giống nhau: đảm bảo cấu trúc một đoạn văn

- Khác nhau:

  • Đoạn văn tự sự:  kể, tả và biểu cảm.

  • Đoạn văn thuyết minh thiên về cung cấp tri thức nên ít có yếu tố miêu tả và biểu cảm, nặng về tư duy khoa học.

1.3. Soạn câu 3 trang 62 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

Các ý được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác - chứng minh để tăng sức thuyết phục và tính hấp dẫn.

2. Viết đoạn văn thuyết minh

2.1. Soạn câu 1 trang 62 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

- Dàn ý đại cương thuyết minh về một tác phẩm văn học

a. Mở bài:

Giới thiệu chung về tác phẩm

b. Thân bài:

- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác

- Giới thiệu các giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm

- Giới thiệu những nét đặc sắc về nghệ thuật

- Vị trí của tác phẩm

c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về tác phẩm đó

2.2. Soạn câu 2 trang 62 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

Nhắc đến tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi không thể không nhắc đến nghệ thuật đặc sắc của " áng thiên cổ hùng văn" - bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc. Tác phẩm được viết theo thể cáo, một thể văn có nguồn gốc từ Trung Quốc, viết bằng chữ Hán, thuộc thể văn chính luận, nhằm thông báo chính sách, một sự kiện trọng đại liên quan đến quốc gia dân tộc, công báo trước công chúng thiên hạ. bố cục được sắp xếp chặt chẽ, mạch lạc, viết theo lối biền ngẫu, vận dụng thể tứ lục cùng hệ thống hình tượng sinh động. Bài cáo có sự kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa yếu tố chính luận sắc bén với yếu tố văn chương truyền cảm, kết hợp giữa lí luận chặt chẽ và hình tượng nghệ thuật sinh động. Tất cả đã tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

3. Luyện tập

3.1. Soạn câu 1 trang 63 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

Ta có thể nói tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và cảm hứng trữ tình sâu sắc, kết cấu rõ ràng, rành mạch, lập luận chặt chẽ, lý luận sắc bén. Hơn nữa là các bằng chứng xác thực, từ như hình ảnh chọn lọc đắt giá. Bình Ngô Đại Cáo được mệnh danh là " áng thiên cổ hùng văn" , là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Tác phẩm phơi bày cho mọi người thấy được bộ mặt xấu xa, lật lọng, những tội ác không thể dung tha của bọn quân xâm lược, khơi dậy lên trong nhân dân tinh thần yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm.

3.2. Soạn câu 2 trang 63 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

Thuyết minh về Hồ Gươm

Có thể sử dụng một số ý chính sau:

- Vị trí địa lí.

+ Nằm giữa trung tâm quận Hoàn Kiếm.

+ Hồ Gươm có vị trí giữa các khu phố cổ Hàng Ngang, Hàng Đào, Lương Văn Can… và các khi phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỉ.

- Diện tích: Diện tích của hồ là hơn 12ha và dài 700m.

- Tên gọi

+ Lục Thủy.

+ Thủy Quân.

+ Hồ Hoàn Kiếm.

+ Tả Vọng – Hữu Vọng.

- Lịch sử

+ Đầu thế kỉ 15 gắn với truyền thuyết “ Trả gươm” của vua Lê lợi.

- Vẻ đẹp thiên nhiên của Hồ.

- Các công trình gắn liền với hồ: Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Hòa Phong, Tượng đài Lí Thái Tổ.

- Vai trò, ý nghĩa của hồ.

Ngày:25/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM