Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy
Mời các em học sinh cùng tham khảo nội dung giải bài 13 SGK Lịch Sử 10 dưới đây. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp với nội dung đầy đủ, chi tiết, hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập thật tốt.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 73 SGK Lịch sử 10
Trình bày những giai đoạn phát triển chính của thời nguyên thủy ở Việt Nam.
Phương pháp giải
Từ những kiến thức về lịch sử Việt Nam thời nguyên thủy được trình bày ở SGK Lịch sử 10 trang 70, 71, 72 để chọn lọc những ý chính.
Gợi ý trả lời
- Cách ngày nay 30 - 40 vạn năm, trên đất nước Việt Nam đã có Người tối cổ sinh sống.
- Cách ngày nay trên dưới 2 vạn năm, Người tối cổ đã chuyển hóa thành Người tinh khôn, Công xã thị tộc được hình thành.
- Cách ngày nay khoảng 6.000 – 12.000, công xã thị tộc bước vào thời kì phát triển.
- Cách ngày nay khoảng 3.000 - 4.000 năm, công cụ bằng đồng xuất hiện, công xã thị tộc bước vào giai đoạn tan rã.
2. Giải bài 2 trang 73 SGK Lịch sử 10
Em có nhận xét gì về thời gian ra đời thuật luyện kim ở các bộ lạc sống trên đất nước ta?
Phương pháp giải
Từ những kiến thức về sự ra đời của thuật luyện kim, kết hợp với nguyên cứu SGK Lịch sử 10 trang 72, 73 để nhận xét.
Gợi ý trả lời
- Các bộ lạc ở Việt Nam biết đến thuật luyện kim tương đối sớm từ cách đây khoảng 3.000 - 4.000 năm.
- Trong các bộ lạc thì cư dân Phùng Nguyên biết đến thuật luyện kim sớm nhất, cư dân Sa Huỳnh và Đồng Nai biết đến muộn hơn.
3. Giải bài 3 trang 73 SGK Lịch sử 10
Sự ra đời của thuật luyện kim có ý nghĩa gì đối với các bộ lạc sống trên đất nước ta cách đây khoảng 3.000 - 4.000 năm?
Phương pháp giải
Từ những kiến thức về sự ra đời của thuật luyện kim, kết hợp với nguyên cứu SGK Lịch sử 10 trang 72, 73 để suy luận và trả lời.
Gợi ý trả lời
Ý nghĩa của thuật luyện kim ra đời:
- Đưa các bộ lạc trên đất nước ta vào thời đại sơ kì đồng thau, làm tiền đề cho sự chuyển biến của xã hội nguyên thủy sang thời đại mới.
- Kéo theo sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước.
- Tạo nên năng suất lao động ngày càng cao trong xã hội. Trên cơ sở đó hình thành những nền văn hóa lớn phân bố ở các khu vực khác nhau.
4. Giải bài 4 trang 73 SGK Lịch sử 10
Lập bảng thống kê những điểm chính về cuộc sống của các bộ lạc Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Đồng Nai theo các nội dung: địa bàn cư trú, công cụ lao động, hoạt động kinh tế.
Phương pháp giải
Dựa vào nội dung SGK Lịch sử 10 trang 72, 73 để lập bảng thống kê những điểm chính về cuộc sống của các bộ lạc Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Đồng Nai
Gợi ý trả lời
Phùng Nguyên
- Địa bàn cư trú: Trung du miền núi phía Bắc, đồng bằng Bắc Bộ ngày nay.
- Công cụ lao động: Chủ yếu bằng đá, tre, gỗ, xương,.. Ngoài ra còn có công cụ bằng đồng thau.
- Hoạt động kinh tế: Nông nghiệp lúa nước, chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm.
Sa Huỳnh
- Địa bàn cư trú: Nam Trung Bộ (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa,…)
- Công cụ lao động: Chủ yếu bằng đá. Đã biết chế tác và sử dụng đồ sắt.
- Hoạt động kinh tế: Nông nghiệp trồng lúa và các cây trồng khác, làm gốm, dệt vải, làm đồ trang sức, rèn sắt.
Đồng Nai
- Địa bàn cư trú: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Long An,…
- Công cụ lao động: Bên cạnh các công cụ bằng đá là chủ yếu còn có một số hiện vật bằng đồng, vàng, thủy tinh.
- Hoạt động kinh tế: Làm nghề nông trồng lúa nước và các cây lương thực khác. Ngoài ra, còn khai thác sản vật rừng, săn bắn, làm nghề thủ công.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
- doc Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Phần 1)
- doc Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Phần 2)