Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma

Dựa theo cấu trúc SGK Lịch Sử 10, eLib xin chia sẻ với các bạn bài: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma. Với kiến thức trọng tâm và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma

1. Giải bài 1 trang 27 SGK Lịch sử 10

Hãy trình bày vai trò của thủ công nghiệp trong nền kinh tế của các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô - ma.

Phương pháp giải

Từ những kiến thức đã học về thiên nhiên và đời sống của con người của các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma và kết hợp với nội dung SGK Lịch sử 10 trang 21 để trả lời.

Gợi ý trả lời

* Vai trò của thủ công nghiệp:

- Sự phát triển của thủ công nghiệp làm cho sản xuất hàng hoá tăng nhanh, quan hệ thương mại được mở rộng. Người Hi Lạp và Rô-ma đem các sản phẩm của mình như rượu nho, dầu ô-liu, đồ mĩ nghệ, đồ dùng kim loại, đồ gốm... đi bán ở mọi miền ven Địa Trung Hải. Sản phẩm mua về là lúa mì, súc vật, lông thú từ vùng Hắc Hải, Ai Cập.

- Thương mại phát đạt đã thúc đẩy mở rộng lưu thông tiền tệ, tạo điều kiện cho kinh tế các nhà nước Địa Trung Hải phát triển mau lẹ.

2. Giải bài 2 trang 27 SGK Lịch sử 10

Bản chất của nền dân chủ cổ đại là gì?

Phương pháp giải

Dựa vào bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp, Rô ma được trình bày ở SGK Lịch sử 10 trang 22 để suy luận trả lời.

Gợi ý trả lời

- Thể chế dân chủ cổ đại mang tính chất dân chủ rộng rãi.

- Tuy nhiên, đây là một thế chế chính trị dựa trên sự bóc lột nô lệ. Những người lao động chủ yếu trong xã hội Địa Trung Hải là nô lệ thì không có quyền công dân. Đối với đông đảo quân chúng nô lệ và kiều dân thì đó cũng là nền chuyên chính của giai cấp chủ nô.

+ Khoảng 15.000 kiều dân được tự do sinh sống, buôn bán, làm ăn, nhưng không có quyền công dân.

+ Hơn 300.000 nộ lệ lao động, phục dịch và không có quyền gì cả, là tài sản riêng của mỗi chủ nô.

3. Giải bài 3 trang 27 SGK Lịch sử 10

Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô - ma đã phát triển như thế nào? Tại sao nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học?

Phương pháp giải

Từ kiến thức đã học về văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma và nội dung SGK Lịch sử 10 trang 25, 26, 27 để suy luận trả lời câu hỏi trên các phương diện như: thiên văn, chữ viết, văn học, nghệ thuật

Gợi ý trả lời

* Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma đã phát triển cao, biểu hiện:

- Lịch, thiên văn học: Người Hi Lạp tính được một năm có 365 ngày và 1/4 ngày nên họ định một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày.

- Chữ viết:

+ Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C,... lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay.

Chữ cái cổ Hi Lạp và La-tinh

+ Có hệ thống chữ số gọi là “số La Mã”.

- Sự ra đời của khoa học: Những hiểu biết khoa học đã có từ thời cổ đại phương Đông, nhưng phải đến thời cổ đại Hi Lạp và Rô-ma những hiểu biết đó mới thực sự trở thành khoa học. Đặc biệt trong lĩnh vực Toán học.

- Văn học: Xuất hiện những nhà văn có tên tuổi mà những tác phẩm của họ để lại còn nguyên giá trị đến ngày nay. Chủ yếu là kịch với các nhà viết kịch nổi tiếng Ê-sin, Sô-phốc,...

- Nghệ thuật: Nghệ thuật tạc tượng thần và xây dựng đền thờ thần đạt đến đỉnh cao như tượng thần vệ nữ Mi-lô, lực sĩ ném đĩa, đền thờ Pac-tê-nông,...

Đền Parthenon

Tượng lực sĩ ném đĩa

* Nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học, vì:

- Độ chính xác của khoa học đặc biệt là Toán học không chỉ ghi chép và giải các bài toán riêng biệt mà thể hiện trình độ khái quát thành định lí, tiên đề, lí thuyết có giá trị khái quát hóa cao.

- Có các nhà khoa học tên tuổi đặt nền móng cho các ngành khoa học sau này như: tiên đề Ơ-cơ-lit, định lý Pi-ta-go, định lý Ta-let,...

- Những vấn đề mà thời đại này nghiên cứu vẫn còn có giá trị sử dụng đến ngày nay.

Ngày:18/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM