Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á

Dựa theo nội dung SGK Lịch Sử 10 eLib xin giới thiệu đến các em học sinh bài giải Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á, Bài này sẽ giúp các em nắm vững được lý thuyết cũng như cách giải các bài tập đầy đủ, chi tiết và rõ ràng. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích với các em học sinh.

Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á

1. Giải bài 1 trang 49 SGK Lịch sử 10

Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế và lịch sử của khu vực?

Phương pháp giải

Dựa vào SGK Lịch sử 10 trang 45 về sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á và kiến thức địa lí để suy luận trả lời.

Gợi ý trả lời

* Thuận lợi:

- Vị trí địa lí:

+ Đông Nam Á là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và Úc. Là cửa ngõ để vào lục địa Á rộng lớn.

→ Thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.

- Sông ngòi:

+ Hệ thống sông ngòi dày đặc: sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, sông I-ra-oa-đi,... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao.

→ Điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp, giao thông vận tải của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.

- Khí hậu:

+ Gió mùa nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động - thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng.

→ Thuận lợi phát triển nông nghiệp, người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.

- Biển:

+ Tất cả các nước Đông Nam Á đều có biển bao quanh (trừ Lào).

→ Điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.

- Tài nguyên thiên nhiên:

+ Hệ sinh vật phong phú, với nhiều loại động thực vật quý hiếm. Tài nguyên khoáng sản phong phú, số lượng lớn.

→ Thuận lợi phát triển kinh tế nông nghiệp và công nghiệp.

* Khó khăn:

- Địa hình bị chia cắt mạnh không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.

- Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá,…

- Vị trí địa lí là trung tâm của đường giao thông quốc tế cũng khiến cho Đông Nam Á ngay từ rất sớm đã bị các nước bên ngoài nhóm ngó, xâm lược.

2. Giải bài 2 trang 49 SGK Lịch sử 10

Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á thế kỉ X - XVIII được biểu hiện như thế nào?

Phương pháp giải

Dựa vào SGK Lịch sử 10 trang 47, 48 vềsự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á để suy luận trả lời.

Gợi ý trả lời

- Chính trị: Tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ, kiện toàn từ trung ương đến địa phương.

- Kinh tế: Hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp một số lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công và những sản vật thiên nhiên.

- Văn hóa: Được hình thành gắn liền với sự hình thành các “quốc gia dân tộc”. Các nước Đông Nam Á thời kì này đã xây dựng được nền văn hóa riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa loài người những giá trị văn hóa độc đáo.

3. Giải bài 3 trang 49 SGK Lịch sử 10

Lập bảng tóm tắt các giai đoạn lịch sử trong sự phát triển của khu vực Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX?

Phương pháp giải

Dựa vào SGK Lịch sử 10 trang 46, 47, 48 về sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á lựa chọn ra những sự kiện tiêu biểu để trả lời.

Gợi ý trả lời

- Thế kỉ VII - X: Hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc: Vương quốc Cam-pu-chia của người Khơ-me, Vương quốc của người Môn, người Miến ở hạ lưu sông Mê Nam, của người In-đô-nê-xi-a ở Xu-ma-tơ-ra và Gia-va,…

- Thế kỉ X - XIII: Thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

- Nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX: Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái, trở thành thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây.

Ngày:18/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM