Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông
Mời các em học sinh cùng tham khảo nội dung giải bài 3 SGK Lịch Sử 10 dưới đây. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp với nội dung đầy đủ, chi tiết, hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập thật tốt.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 19 SGK Lịch sử 10
Tại sao cư dân trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi có thể sớm phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước? Đặc điểm kinh tế của các vùng này là gì?
Phương pháp giải
Từ nội dung về điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông được trình bày ở nội dung SGK Lịch sử 10 trang 13 phân tích và trả lời.
Gợi ý trả lời
* Cư dân trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi có thể sớm phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước, vì:
- Điều kiện tự nhiên lưu vực các dòng sông này thuận lợi cho đời sống con người. Những đồng bằng ven sông rộng, đất đai phì nhiêu và mềm xốp, dễ canh tác, lượng mưa đều đặn phân bố theo mùa, khí hậu ấm nóng (trừ Trung Quốc) thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và đời sống.
- Cư dân ở đây đã biết sử dụng công cụ bằng kim loại (đồng thau) từ rất sớm.
- Công việc trị thủy khiến mọi người liên kết, gắn bó trong tổ chức công xã. Nhờ đó nhà nước sớm hình thành.
* Đặc điểm kinh tế của các vùng này là:
- Cư dân trên lưu vực những dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi sống chủ yếu bằng nghề nông. Họ đã biết trồng mỗi năm 2 vụ lúa.
- Ngoài việc “lấy nghề nông làm gốc”, các cư dân nông nghiệp cổ này còn kết hợp nuôi gia súc, làm đồ gốm và dệt vải để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của mình.
- Họ còn tiến hành trao đổi sản phẩm giữa vùng này với vùng khác.
2. Giải bài 2 trang 19 SGK Lịch sử 10
Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào? Hãy giải thích vì sao ở đây lại hình thành các tầng lớp xã hội đó?
Phương pháp giải
Dựa vào SGK Lịch sử 10 trang 15 về xã hội cổ đại phương Đông để giải thích.
Gợi ý trả lời
* Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm:
- Giai cấp thống trị:
+ Vua: đứng đầu giai cấp thống trị, nắm mọi quyền hành.
+ Quý tộc gồm các quan lại, thủ lĩnh quân sự, chủ ruộng đất, tăng lữ. Tầng lớp này sống giàu sang dựa vào sự bóc lột, bổng lộc do nhà nước cấp và các chức vụ đem lại.
- Giai cấp bị trị:
+ Nông dân công xã: Là bộ phận đông đảo nhất, có vai trò lớn trong sản xuất. Họ nhận ruộng đất của công xã để canh tác, song phải nộp một phần sản phẩm thu hoạch được và làm không công cho quý tộc.
+ Nô lệ: tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ chuyên làm việc nặng nhọc và hầu hạ tầng lớp quý tộc.
* Giải thích:
- Do nền kinh tế của các nước phương Đông chủ yếu là kinh tế nông nghiệp nên xã hội phương Đông phân hóa trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp.
3. Giải bài 3 trang 19 SGK Lịch sử 10
Em hiểu thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông?
Phương pháp giải
Dựa vào SGK Lịch sử 10 trang 15, 16 về chế độ chuyên chế cổ đại của các quốc gia cổ đại phương Đông để trả lời.
Gợi ý trả lời
- Ở các quốc gia cổ đại phương Đông, do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, người ta phải liên kết với nhau để khai phá đất đai làm thủy lợi. Một số công xã hợp với nhau lại hình thành tiểu quốc, đứng đầu gọi là vua. Mọi quyền hành tập trung vào tay vua tạo nên chế độ quân chủ chuyên chế.
- Vua là người chỉ huy tối cao, nắm cả vương quyền và thần quyền (Ở Ai Cập vua được gọi là Pha-ra-ôn, ở Lưỡng Hà là En-xi, ở Trung Quốc là Thiên tử).
- Giúp việc cho vua là một bộ máy hành chính quan liêu gồm quý tộc, đứng đầu là Vidia (Ai Cập) hoặc Thừa tướng (Trung Quốc).
- Ở các quốc gia cổ đại phương Đông, do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, người ta phải liên kết với nhau để khai phá đất đai làm thủy lợi. Một số công xã hợp với nhau lại hình thành tiểu quốc, đứng đầu gọi là vua. Mọi quyền hành tập trung vào tay vua tạo nên chế độ quân chủ chuyên chế.
4. Giải bài 4 trang 19 SGK Lịch sử 10
Cư dân phương Đông thời cổ đại đã có những đóng góp gì về mặt văn hóa cho nhân loại?
Phương pháp giải
Dựa vào những thành tựu cơ bản của văn hóa cổ đại phương Đông được trình bày trong SGK Lịch sử 10 trang 17, 18 để trả lời.
Gợi ý trả lời
Những đóng góp về mặt văn hóa của cư dân phương Đông cổ đại:
* Lịch pháp và Thiên văn học
- Sáng tạo ra lịch, gọi là nông lịch. Một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.
→ Có tác dụng lớn đối với sản xuất nông nghiệp.
* Chữ viết
- Các cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết. Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là chữ tượng ý, tượng thanh.
→ Đây là phát minh quan trọng giúp chúng ta hiểu phần nào về lịch sử thế giới cổ đại.
* Toán học
- Lúc đầu, cư dân phương Đông biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản.
- Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi bằng 3,16; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu v.v...
- Người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu.
- Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên.
→ Những thành tựu trên là cơ sở để sau này ra đời những phát minh vĩ đại về toán học trên thế giới.
* Kiến trúc
- Để lại những di tích đồ sộ cho nhân loại sau này như: Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà,...