Giải bài tập SGK Lịch Sử 8 Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX

Giải bài tập SGK Lịch sử 8 Trung Quốc giữa thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX được eLib sưu tầm và đăng tải, tổng hợp. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sử lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SGK Lịch Sử 8 Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX

1. Giải bài 1 trang 62 SGK Lịch sử 8

Trình bày quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và nội dung chính được trình bày ở mục 1 SGK Lịch sử 8 trang 58, 59 để trả lời.

- Phân tích qua các giai đoạn:

+ Giai đoạn từ 1840 đến 1842: mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc

+ Giai đoạn các nước đế quốc tranh giành thuộc địa

+ Giai đoạn sau chiến tranh Trung- Nhật: các nước đế quốc cũng lần lượt chiếm đóng

Hướng dẫn giải

- Trong những năm 1840-1842, thực dân Anh tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc.

- Tiếp theo đó, các nước đế quốc Âu, Mĩ, Nhật cũng tranh nhau xâu xé, Trung Quốc ngày càng bị lệ thuộc vào các nước đế quốc.

- Sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894-1895) với sự thất bại của nhà Thanh, các nước đế quốc cũng lần lượt chiếm đóng các vùng:

+ Đức chiếm tỉnh Sơn Đông.

+ Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử.

+ Pháp thôn tính vùng Vân Nam.

+ Nga, Nhật chiếm vùng Đông Bắc.

- Nhà Thanh lần lượt phải kí các hiệp ước bất bình đẳng với các nước đế quốc. Trung Quốc từ một quốc gia phong kiến độc lập dần thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.

2. Giải bài 2 trang 62 SGK Lịch sử 8

Lập niên biểu tóm tắt phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc phong kiến từ năm 1840 đến năm 1911.

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và dựa vào nội dung bài 10 SGK Lịch sử 8 trang 59-62 để trả lời.

- Phân tích qua các giai đoạn:

+ Từ 1840 đến 1842: Kháng chiến chống Anh xâm lược

+ Từ 1851 đến 1864: Phong trào nông dân Thái Bình Thiên quốc

+ Năm 1898: Cải cách duy tân

+ Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX: Phong trào Nghĩa Hoàn đoàn

+ Năm 1911: Cách mạng Tân Hợi.

Hướng dẫn giải

3. Giải bài 3 trang 62 SGK Lịch sử 8

Trình bày về Tôn Trung Sơn và nội dung Học thuyết Tam dân.

Phương pháp giải

Dựa vào các kiến thức đã học và nội dung chính của bài 10 SGK Lịch sử 8 trang 59-62 để trả lời.

- Trình bày đôi nét về cuộc đời sự nghiệp của Tôn Trung Sơn

- Nội dung học thuyết Tam dân: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.

Hướng dẫn giải

* Tôn Trung Sơn:

- Tôn Trung Sơn (1866 - 1925), sinh ra ở Quảng Đông, trong một gia đình khá giả.

- Ông học tiểu học và trung học tại Honolulu, thuộc tiểu bang Hawaii, nên chịu ảnh hưởng rất lớn của phương Tây.

- Năm 1883, ông trở về nước, và năm 1886 ông học Trường Đại học Y khoa Hương Cảng và trở thành bác sĩ năm 1892. Ông là một trong 2 người được tốt nghiệp trong lớp 12 người. Tuy nhiên sau đó thấy tình cảnh đất nước bị các đế quốc xâu xé, ông bỏ nghề y theo con đường chính trị.

* Học thuyết Tam dân:

- Năm 1905, Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc Đồng minh hội với học thuyết Tam dân: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.

- Nội dung của học thuyết Tam dân được trình bày qua 16 bài giảng của Tôn Trung Sơn từ tháng 1 đến tháng 8-1924.

4. Giải bài 4 trang 62 SGK Lịch sử 8

Vì sao các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX lần lượt thất bại?

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và dựa vào nội dung bài 10 SGK Lịch sử 8 trang 59-62 để suy luận và trả lời.

- Triều đình Mãn Thanh suy yếu

- Chưa có sự lãnh đạo thống nhất, vững mạnh

- Các nước đế quốc đang phát triển mạnh.

Hướng dẫn giải

Các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX lần lượt thất bại, vì:

- Triều đình phong kiến Mãn Thanh suy yếu, nhu nhược đầu hàng và cấu kết với đế quốc.

- Nhân nhân thiếu nguồn nhân lực, vật lực cho cuộc chiến đấu.

- Chưa có sự lãnh đạo của một tổ chức chính trị thống nhất, vững mạnh. Thực lực của giai cấp tư sản còn yếu.

- Các nước đế quốc đang trong thời kì phát triển mạnh mẽ.

Ngày:19/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM