Giải bài tập SGK Lịch Sử 8 Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX

Giải bài tập Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX được eLib sưu tầm và tổng hợp bên dưới đây. Tài liệu là lời giải hay, chi tiết và chính xác cho các bài tập trong SGK trang 44-45. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho quá trình học tập và nâng cao kiến thức của các bạn học sinh. Mời các bạn tham khảo tài liệu dưới đây chuẩn bị cho bài học sắp tới

Giải bài tập SGK Lịch Sử 8 Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX

1. Giải bài 1 trang 44 SGK Lịch sử 8

Dưới đây là bảng so sánh về vị trí của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ trong sản xuất công nghiệp ở hai thời điểm: 1870, 1913. Hãy điền vào ô trống tên các nước như nội dung đã học

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và nội dung chính được trình bày ở bài 6 SGK trang 39-42 để trả lời.

- So sánh sản lượng sản xuất công nghiệp giữa các nước ở hai thời điểm: 1870, 1913

+ Năm 1870: Anh → Pháp → Đức → Mĩ

+ Năm 1913: Mĩ → Đức → Anh → Pháp

Hướng dẫn giải

2. Giải bài 2 trang 45 SGK Lịch sử 8

Nêu mâu thuẫn chủ yếu giữa các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với các đế quốc “trẻ” (Đức, Mĩ).

Phương pháp giải

Dựa vào các kiến thức đã học và nội dung chính được trình bày ở bài 6 SGK trang 39-42 để trả lời.

Mâu thuẫn chủ yếu giữa Anh, Pháp và Mĩ, Đức về:

- Sự phát triển kinh tế

- Vấn đề thuộc địa 

Hướng dẫn giải

- Mâu thuẫn chủ yếu giữa các nước đế quốc "già" (Anh, Pháp) và các nước đế quốc "trẻ" (Mĩ, Đức) là sự phát triển kinh tế và vấn đề thuộc địa không đều nhau.

+ Các nước Anh, Pháp có nền kinh tế phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ ba, thứ tư, nhưng ngược lại có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất, nhì trên thế giới.

+ Các nước Mĩ, Đức có nền kinh tế phát triển rất nhanh, vươn lên đứng nhất nhì thế giới nhưng ngược lại có hệ thống thuộc địa nhỏ bé, rất ít.

3. Giải bài 3 trang 45 SGK Lịch sử 8

Mâu thuẫn đó đã chi phối chính sách đối ngoại của các nước đế quốc như thế nào?

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và nội dung chính được trình bày ở bài 6 SGK trang 39-42 để phân tích và trả lời.

- Từ mẫu thuẫn về sự phân chia thuộc địa không đồng đều đã dẫn để chiến tranh xung đột giữa các nước đế quốc.

Hướng dẫn giải

Từ những mâu thuẫn đó các nước đế quốc đã tiến hành chiến tranh để phân chia lại thế giới.

- Anh, Pháp là những nước đế quốc “già” có hệ thống thuộc địa rộng lớn trải khắp các châu lục. Cả Anh và Pháp đều tăng cường khai thác thuộc địa và muốn duy trì tình hình thế giới như hiện tại.

- Đức, Mĩ là những nước đế quốc “trẻ”, có ít thuộc địa nên có những hành động gây chiến tranh để phân chia lại thế giới:

+ Đức: như “con hổ đói đến bàn tiệc muộn”, hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường, chia lại các khu vực ảnh hưởng trên thế giới.

+ Mĩ: tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, can thiệp vào khu vực Trung, Nam Mĩ bằng sức mạnh của vũ lực và đồng đôla Mĩ.

Ngày:19/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM