Giải bài tập SGK Lịch Sử 8 Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX

Mời các em học sinh cùng tham khảo nội dung giải bài 11 SGK Lịch Sử 8 dưới đây. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp với nội dung đầy đủ, chi tiết, hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập thật tốt.

Giải bài tập SGK Lịch Sử 8 Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX

1. Giải bài 1 trang 66 SGK Lịch sử 8

Trình bày khát quát quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây.

Phương pháp giải

Dựa vào các kiến thức đã học và nội dung được trình bày ở mục 1 trang 63 SGK Lịch sử 8 để trả lời.

- Quan sát lược đồ:

- Anh xâm Miến Điện, Mã Lai...

- Pháp chiếm Việt Nam...

- Tây Ban Nha, Mĩ chiếm Phi-líp-pin.

- Hà Lan, Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-xi-a.

Hướng dẫn giải

Quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây:

- Vào cuối thế kỉ XIX, nhân khi chế độ phong kiến ở Đông Nam Á đang suy yếu, các nước thực dân phương Tây đã đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa vào khu vực này.

- Thực dân Anh xâm chiếm Miến Điện, Mã Lai, Xin-ga-po, Bru-nây.

- Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia

- Tây Ban Nha, sau đó là Mĩ chiếm Phi-líp-pin

- Hà Lan và Bồ Đào Nha thôn tính In-đô-nê-xi-a

→ Như vậy, vào nửa cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tất cả các nước Đông Nam Á, trừ Xiêm (Thái Lan) đều lần lượt trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây.

2. Giải bài 2 trang 66 SGK Lịch sử 8

Hãy trình bày những nét lớn về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Tại sao những phong trào này đều thất bại?

Phương pháp giải

Dựa vào các kiến thức đã học và nội dung được trình bày ở bài 11 trang 63-66 SGK Lịch sử 8 để trả lời.

- Những nét chính của phong trào:

+ Nhân dân Đông Nam Á đấu tranh bảo vệ tổ quốc, cuộc ddaadu tránh phát triển liên tục, rộng khắp.

+ Các phong trào đều thất bại.

+ Tuy thất bại nhưng đã thành tiền đề cho sự phát triển cho những giai đoạn sau.

- Nguyên nhân thất bại: lực lượng địch mạnh, chính quyền phong kiến hèn nhát, nhân dân còn chưa đoàn kết, không có người lãnh đạo.

Hướng dẫn giải

* Những nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:

- Ngay khi thực dân phương Tây tiến hành xâm lược, nhân dân các nước Đông Nam Á đã kiên quyết đấu tranh bảo vệ tổ quốc.

- Các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á phát triển liên tục, rộng khắp ở tất cả các nước như:

+ Ở In-đô-nê-xi-a: Phát triển với nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời, thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

+ Ở Phi-líp-pin: Cuộc cách mạng 1896-1898 bùng nổ, dẫn tới sự ra đời của nước Cộng hòa Phi-lip-pin, nhưng sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính.

+ Ở Cam-pu-chia, Việt Nam, Lào: phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp đều diễn ra sôi nổi, nhưng đều thất bại.

+ Ở Miến Điện: nhân dân tiến hành kháng chiến chống thực dân Anh (1885) diễn ra rất anh dũng nhưng cuối cùng cũng thất bại.

- Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đều có chung một kết quả là thất bại.

- Tuy nhiên, những phong trào đấu tranh thời kì này đều có những ý nghĩa nhất định, trở thành tiền đề cho sự phát triển của các phong trào đấu tranh trong những giai đoạn sau.

* Nguyên nhân thất bại:

- Lực lượng của các nước thực dân phương Tây còn mạnh.

- Chính quyền phong kiến ở các nước đầu hàng, làm tay sai.

- Các cuộc đấu tranh của nhân dân còn diễn ra lẻ tẻ, chưa có tổ chức và lãnh đạo chặt chẽ.

3. Giải bài 3 trang 66 SGK Lịch sử 8

Lập niên biểu về cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và nội dung được trình bày ở mục 1 trang 63 SGK Lịch sử 8 để trả lời.

- Từ năm 1905-1908 ở In-đô-nê-xi-a: thành lập đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a 

- Từ năm 1896-1898: nước Cộng hòa Phi-líp-pin ra đời.

- Từ năm 1863-1868 ở Cam-pu-chia nổ ra các cuộc khởi nghĩa Ta-keo, khởi nghĩa Cra-chê

- Từ năm 1885-1896: Phong trào Cần Vương

- Từ năm 1884-1913: Khởi nghĩa Yên Thế

Hướng dẫn giải

Ngày:19/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM