Giải bài tập SGK Lịch Sử 8 Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
Để các em có thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích chúng tôi xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung giải bài tập SGK môn Lịch Sử 8 dưới đây. Tài liệu được eLib biên soạn và tổng hợp với nội dung các bài tập có phương pháp và hướng dẫn giải đầy đủ chi tiết, rõ ràng. Mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 92 SGK Lịch sử 8
Hãy nêu tình hình chung của các nước tư bản châu Âu trong những năm 1918 - 1929.
Phương pháp giải
Từ các kiến thức đã học và dựa vào nội dung bài 17 SGK Lịch sử 8 trang 87-89 để suy luận trả lời.
- Bị suy sụp về kinh tế.
- Cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ ở các nước tư bản
- Hàng loạt các Đảng Cộng sản ra đời...
Hướng dẫn giải
Tình hình chung của các nước tư bản châu Âu trong những năm 1918 - 1929:
- Trong những năm 1918 - 1923, các nước châu Âu, kể cả nước thắng trận và thất bại đều bị suy sụp về kinh tế.
- Do ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917, một cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ ở các nước tư bản trong những năm 1918-1923 (điển hình là ở Đức).
- Hàng loạt các Đảng Cộng sản lần lượt ra đời ở các nước tư bản châu Âu → Đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để lãnh đạo cách mạng, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba) được thành lập.
- Các nước tư bản củng cố nền thống trị và khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Kinh tế các nước tư bản phát triển nhanh chóng.
2. Giải bài 2 trang 92 SGK Lịch sử 8
Quốc tế cộng sản đã có những đóng góp gì cho phong trào cách mạng thế giới trong những năm 1919 - 1943?
Phương pháp giải
Từ các kiến thức đã học và dựa vào nội dung mục 2 bài 17 SGK Lịch sử 8 trang 89 để suy luận trả lời.
- Đóng góp thông qua việc thống nhất và phát triển phong trào cách mạng Thế Giới.
Hướng dẫn giải
- Quốc tế cộng sản là một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
- Trong thời gian hoạt động (1919-1943), Quốc tế cộng sản đã tiến hành bảy lần đại hội, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn cho từng thời kì phát triển của cách mạng thế giới.
- Trước nguy cơ phát triển của chủ nghĩa phát xít, Quốc tế Cộng sản đã kêu gọi nhân dân các nước thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít.
→ Như vậy, Quốc tế Cộng sản có công lao to lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.
3. Giải bài 3 trang 92 SGK Lịch sử 8
Trình bày những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với các nước tư bản châu Âu?
Phương pháp giải
Dựa vào các kiến thức đã học và nội dung mục II SGK Lịch sử 8 trang 90 để trả lời.
Hậu quả về các mặt:
- Kinh tế; bị tàn phá nặng nề
- Xã hội: phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ.
- Chính trị: chiến tranh phân chia lại thế giới.
- Quan hệ quốc tế: xuất hiện hai khối đế quốc đối lập.
Hướng dẫn giải
Những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933:
- Về kinh tế: tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản, kéo lùi sức sản xuất hàng chục năm,…
- Về xã hội: hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân,…) rơi vào tình trạng đói khổ. Nạn thất nghiệp tăng, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ.
- Về chính trị: chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước (Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản) và phát động cuộc chiến tranh phân chia lại thế giới.
- Về quan hệ quốc tế: xuất hiện hai khối đế quốc đối lập nhau, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.
4. Giải bài 4 trang 92 SGK Lịch sử 8
Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp?
Phương pháp giải
Dựa vào nội dung SGK Lịch sử 8 trang 90, 91 để suy luận trả lời.
- Phân tích cách mạng ở Đức và Pháp trên các yếu tố:
+ Sự ủng hộ của nhân dân
+ Vai trò, thái độ của giai cấp lãnh đạo.
Hướng dẫn giải
* Ở Đức:
- Chủ nghĩa phát xít ở Đức được giai cấp tư sản cầm quyền ủng hộ, dung túng, đưa Hít-le lên cầm quyền.
- Phong trào cách mạng ở Đức không đủ sức đẩy lùi chủ nghĩa phát xít.
- Giai cấp lãnh đạo ở Đức luôn có bản chất hung hăng, hiếu chiến, mong muốn thiết lập chủ nghĩa phát xít và phát động cuộc chiến tranh phân chia lại thế giới.
* Ở Pháp:
- Đảng Cộng sản Pháp được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, kịp thời tập hợp các đảng phái, đoàn thể trong một mặt trận chung - mặt trận nhân dân Pháp.
- Những hoạt động của Đảng Cộng sản Pháp mang tính tích cực, cương lĩnh của mặt trận phù hợp với quyền lợi của đông đảo quần chúng nhân dân.