Giải bài tập SGK Lịch Sử 8 Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939)

Dựa theo nội dung SGK Lịch Sử 8 eLib xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung giải bài tập trang 103 Sử 8. Bài này sẽ giúp các em nắm vững được lý thuyết cũng như cách giải các bài tập đầy đủ, chi tiết và rõ ràng. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích với các em học sinh.

Giải bài tập SGK Lịch Sử 8 Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939)

1. Giải bài 1 trang 103 SGK Lịch sử 8

Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở châu Á lại bùng nổ mạnh mẽ?

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung mục II được trình bày ở SGK trang 101 để suy luận trả lời.

- Hậu quả nặng nề của chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga

Hướng dẫn giải

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở châu Á bùng nổ mạnh mẽ, vì:

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc để lại nhiều hậu quả nặng nề. Các nước đế quốc tăng cường khai thác thuộc địa để bù đắp những hậu quả do chiến tranh gây ra, làm tăng lên những mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội các nước thuộc địa.

- Phong trào đấu tranh chống đế quốc dâng cao mạnh mẽ.

- Đồng thời, thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga cũng có ảnh hưởng lớn đến phong trào đấu tranh ở Đông Nam Á.

2. Giải bài 2 trang 103 SGK Lịch sử 8

Cách mạng Trung Quốc đã diễn ra như thế nào trong những năm 1919 - 1939?

Phương pháp giải

- Từ các kiến thức đã học và dựa vào nội dung mục I.2 được trình bày ở SGK trang 100 để suy luận trả lời.

- Phân tích dựa vào các mốc thời gian:

+ Ngày 4-5-1919: phong trào Ngũ tứ

+ Tháng 7-1921: chiến tranh cách mạng ở Trung Quốc.

+ Năm 1926-1927: cách mạng đánh đổ quân phiệt.

+ Năm 1927-1937: nội chiến cách mạng lật đổ phản động của Quốc dân Đảng

+ Tháng 7-1937: kháng chiến chống Nhật Bản.

Hướng dẫn giải

Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 - 1939:

- Ngày 4-5-1919, phong trào Ngũ tứ bùng nổ với cuộc biểu tình của 3.000 học sinh yêu nước Bắc Kinh chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc.

- Tháng 7-1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.

- Năm 1926-1927, nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm đánh đổ các tập đoàn quân phiệt đang chia nhau thống trị các vùng trong nước.

- Năm 1927-1937, diễn ra cuộc nội chiến cách mạng nhằm lật đổ nền thống trị phản động của tập đoàn Quốc dân Đảng do Tưởng Giới Thạch đứng đầu.

- Tháng 7-1937, Trung Quốc chuyển sang thời kì Quốc - Cộng hợp tác cùng nhau kháng chiến chống Nhật Bản xâm lược.

3. Giải bài 3 trang 103 SGK Lịch sử 8

Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ?

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và dựa vào nội dung mục I.2 được trình bày ở SGK trang 100 để nhận xét, đánh giá.

- Nhận xét phong trào dựa vào

+ Cao trào phát triển

+ Khu vực

+ Quá trình xâm lược của phát xít Nhật ở Đông Nam Á

Hướng dẫn giải

- Phong trào diễn ra sôi nổi với những hình thức phong phú, phong trào lên cao và lan rộng khắp các quốc gia. Giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.

- Đặc biệt ở Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân ba nước (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) đấu tranh chống Pháp, tạo bước ngoặt cho phong trào.

- Phong trào dân chủ tư sản tiếp tục phát triển, chưa có phong trào nào thắng lợi, nhưng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân chống kẻ thù chung.

- Từ năm 1940, phát xít Nhật tràn vào Đông Nam Á, cuộc đấu tranh giành độc lập chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa phát xít Nhật.

4. Giải bài 4 trang 103 SGK Lịch sử 8

Lập bảng thống kê về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á.

Phương pháp giải

- Dựa vào nội dung bài 20 SGK Lịch sử 8 trang 99-102 để trả lời.

Ví dụ:

- Ngày 1-5-1919 Phong trào Ngũ tứ diễn ra ở Trung Quốc

- Từ năm 1921 đến 1924 phong trào cộng hòa nhân dân ở Mông Cổ

Hướng dẫn giải

Ngày:20/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM