Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 34: Máy phát điện xoay chiều

Hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 9 bài 34 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về máy phát điện xoay chiều. Mời các em cùng tham khảo. 

Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 34: Máy phát điện xoay chiều

1. Giải bài C1 trang 93 SGK Vật lý 9

Hãy chỉ ra những bộ phận chính của mỗi loại máy phát điện và nêu lên những chỗ giống nhau, khác nhau của chúng.

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm các máy phát điện xoay chiều đều có hai bộ phận chính là:

  • Nam châm ( roto)
  • Cuộn dây dẫn (stato)

Hướng dẫn giải

Người ta thường chế tạo hai loại mát phát điện xoay chiều là máy pháy điện có cuộn dây quay và máy phát điện có nam châm quay.

- Giống nhau: Cùng có hai bộ  phận là nam châm và cuộn dây.

-  Khác nhau:

  • Một loại là nam châm quay, cuộn dây đứng yên; còn có thêm bộ góp điện gồm vành khuyên và thanh quét, giúp đưa dòng điện ra ngoài dễ dàng.
  • Loại kia thì nam châm đứng yên, cuộn dây quay. 

2. Giải bài C2 trang 93 SGK Vật lý 9

Hãy giải thích tại sao khi cho nam châm (hoặc cuộn dây) quay thì ta lại thu được dòng điện xoay chiều trong các máy trên khi nối hai cực của máy với các dụng cụ tiêu thụ điện.

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm: Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó biến thiên.

Hướng dẫn giải

Khi cho nam châm (cuộn dây quay) thì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm, do đó trong cuộn dây xuất hiện dòng điện xoay chiều.

3. Giải bài C3 trang 94 SGK Vật lý 9

Hãy so sánh chỗ giống nhau và khác nhau về cấu tạo và hoạt động của đinamô ở xe đạp và máy phát điện xoay chiều trong công nghiệp.

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần quan sát inamô ở xe đạp và nắm các máy phát điện xoay chiều đều có hai bộ phận chính là:

  • Nam châm ( roto)
  • Cuộn dây dẫn (stato)

Hướng dẫn giải

  • Giống nhau: Đều có nam châm và cuộn dây dẫn, khi cho một trong hai bộ phận quay thì xuất hiện dòng điện xoay chiều.
  • Khác nhau : Đinamô có kích thước nhỏ hơn, công suất phát điện nhỏ hơn, hiệu điện thế, cường độ dòng điện ở đầu ra đều nhỏ hơn máy phát điện rất nhiều.
Ngày:27/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM