Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 4: Đoạn mạch nối tiếp
Nội dung hướng dẫn Giải bài tập Lý 9 Bài 4 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về đoạn mạch nối tiếp. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài C1 trang 11 SGK Vật lý 9
Quan sát sơ đồ mạch điện hình 4.1, cho biết các điện trở R1, R2 và ampe kế được mắc với nhau như thế nào?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên cần vận dụng định nghĩa về mắc nối tiếp: Đoạn mạch mắc nối tiếp thì 2 dụng cụ có 1 điểm chung.
Hướng dẫn giải
Trong sơ đồ mạch điện hình 4.1, ta thấy giữa ampe kế và điện trở R1 có 1 điểm chung, giữa R1 và R2 có 1 điểm chung.
⇒ Các điện trở R1, R2 và ampe kế được mắc nối tiếp với nhau.
2. Giải bài C2 trang 11 SGK Vật lý 9
Hãy chứng minh rằng, đối với đoạn mạch nối tiếp R1, R2 mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó. U1/U2 = R1/R2
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên cần áp dụng:
- Trong đoạn mạch mắc nối tiếp: I1 = I2
- Hệ thức của định luật Ôm: U/R
Hướng dẫn giải
Trong mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện chạy qua R1 và R2 là như nhau, ta có:
I = U1/R1 = U2/R2, từ đó suy ra U1/U2 = R1/R2.
3. Giải bài C3 trang 12 SGK Vật lý 9
Hãy chứng minh công thức tính điện trở tương đương Rtđ của đoạn mạch gồm hai điện trở \(R_1, R_2\) mắc nối tiếp là: \(R_{td} = R_1 + R_2.\)
Phương pháp giải
Để chứng minh công thức tính điện trở tương đương Rtđ của đoạn mạch gồm hai điện trở \(R_1, R_2\) mắc nối tiếp là: \(R_{td} = R_1 + R_2.\) ta cần áp dụng:
- Biểu thức định luật Ôm: U/R ⇒ U = IR
- Trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp: U1 + U2; I1 = I2
Hướng dẫn giải
- Trong mạch nối tiếp ta có: \(U=U_1+U_2=IR_1+IR_2=I(R_1+R_2)\) (1)
- Mặt khác, U = IRtđ (2)
Từ (1) và (2), ⇒ \(R_{td} = R_1 + R_2.\)
4. Giải bài C4 trang 12 SGK Vật lý 9
Cho mạch điện có sơ đồ như hình 4.2.
- Khi công tắc K mở, hai đèn có hoạt động không? Vì sao?
- Khi công tắc K đóng, cầu chì bị đứt, hai đèn có hoạt động không? Vì sao?
- Khi công tắc K đóng, dây tóc đèn Đ1 bị đứt, đèn Đ2 có hoạt động không? vì sao?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên cần nắm rõ lý thuyết vật lý: Khi mạch điện kín thì trong mạch điện xuất hiện dòng điện và khi mạch điện hở thì trong mạch điện không có dòng điện.
Hướng dẫn giải
- Khi công tắc K mở, hai đèn không hoạt động vì mạch hở, không có dòng điện chạy qua đèn.
- Khi công tắc K đóng, cầu chì bị đứt, hai đèn không hoạt động vì mạch hở, không có dòng điện chạy qua đèn.
- Khi công tắc K đóng, dây tóc đèn Đ1 bị đứt, đèn Đ2 không hoạt động vì mạch hở, không có dòng điện chạy qua đèn.
5. Giải bài C5 trang 13 SGK Vật lý 9
Cho hai điện trở \(R_1 = R_2 = 20 \Omega\) được mắc như sơ đồ hình 4.3a.
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch đó.
b. Mắc thêm R3 = 20 Ω vào đoạn mạch trên (hình 4.3b) thì điện trở tương đương của đoạn mạch mới bằng bao nhiêu? So sánh điện trở đó với mỗi điện trở thành phần.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên cần nắm rõ lý thuyết vật lý về điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp: = R1 + R2
Hướng dẫn giải
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch đó.
Từ hình a, ta thấy R1 và R2 mắc nối tiếp với nhau.
⇒ Điện trở tương đương của đoạn mạch đó là Rtđ = R1 + R2 = 20 + 20 = 40 Ω.
b) Mắc thêm R3 = 20 Ω vào đoạn mạch trên (hình 4.3b) thì điện trở tương đương của đoạn mạch mới bằng bao nhiêu? So sánh điện trở đó với mỗi điện trở thành phần.
Đoạn mạch mới có ba điện tích mắc nối tiếp nhau, điện trở tương đương của nó là R = R1 + R2 + R3 = 20 + 20 + 20 = 60 Ω.
So sánh: R > R1; R > R2; R > R3
a) Rtđ = 40 Ω.
b) R = 60 Ω. R > R1; R > R2; R > R3.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn- Định luật Ôm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 5: Đoạn mạch song song
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 10: Biến trở- Điện trở dùng trong kĩ thuật
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 11: Bài tập vận dụng ĐL Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 12: Công suất điện
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9Bài 13: Điện năng- Công của dòng điện
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài Bài 14: Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 16: Định luật Jun- Lenxo
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 17: Bài tập vận dụng định luật Jun- Lenxơ
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 19: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 20: Tổng kết chương I Điện Học