Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 50: Kính lúp
Nội dung hướng dẫn Giải bài tập Lý 9 Bài 50 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về các đặc điểm của kính lúp. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài C1 trang 133 SGK Vật lý 9
Kính lúp có số bội giác càng lớn thì có tiêu cự càng dài hay ngắn?
Phương pháp giải
Dựa vào công thức: \(G = \frac{{25}}{f}\)
⇒ G tỉ lệ nghịch với f
Hướng dẫn giải
Theo công thức tính số bội giác của kính lúp, ta thấy số bội giác G tỉ lệ nghịch với tiêu cự f
⇒ Kính lúp có số bội giác càng lớn thì có tiêu cự càng ngắn.
2. Giải bài C2 trang 133 SGK Vật lý 9
Số bội giác nhỏ nhất của kính lúp là 1,5x. Vậy tiêu cự dài nhất của kính lúp sẽ là bao nhiêu?
Phương pháp giải
Áp dụng công thức kính lúp: \(G = \frac{{25}}{f}\) để tính tiêu cự của kính
Hướng dẫn giải
Tiêu cự dài nhất của kính lúp là:
\(\begin{array}{*{20}{l}} {{G_{\min }} = \frac{{25}}{f}}\\ { \Rightarrow {f_{\max }} = \frac{{25}}{G} = \frac{{25}}{{1,5}} \approx 16,7cm} \end{array}\)
3. Giải bài C3 trang 134 SGK Vật lý 9
Qua kính sẽ có ảnh thật hay ảnh ảo? To hay nhỏ hơn vật?
Phương pháp giải
Ảnh của vật qua kính lúp là ảnh ảo, to hơn vật
Hướng dẫn giải
Kính lúp giúp ta quan sát được các vật nhỏ, qua kính sẽ có ảnh ảo, to hơn vật.
4. Giải bài C4 trang 134 SGK Vật lý 9
Muốn có ảnh như ở C3, ta phải đặt vật trong khoảng cách nào trước kính?
Phương pháp giải
Để quan sát vật qua kính lúp, ta đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính
Hướng dẫn giải
Muốn có ảnh như ở câu C3 thì phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính lúp (cách kính lúp một khoảng nhỏ hơn hay bằng tiêu cự).
5. Giải bài C5 trang 134 SGK Vật lý 9
Hãy kể một số trường hợp trong thực tế đời sống và sản xuất phải sử dụng đến kính lúp.
Phương pháp giải
Kính lúp giúp ta quan sát được các vật nhỏ, ảnh của vật qua kính sẽ to hơn vật
Hướng dẫn giải
Những trường hợp sử dụng kính lúp là:
- Đọc những chữ viết nhỏ.
- Quan sát những chi tiết nhỏ của một số con vật hay thực vật (như các bộ phận của con kiến, con muỗi, con ong, các vân trên lá cây...).
- Quan sát những chi tiết nhỏ của một đồ vật (ví dụ như các chi tiết trong đồng hồ, trong mạch điện tử của máy thu thanh...).
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 bài Bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 bài Bài 42: Thấu kính hội tụ
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 bài Bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 44: Thấu kính phân kì
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 48: Mắt
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 51: Bài tập quang hình học
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 54: Sự trộn các ánh sáng màu
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 58: Tổng kết chương III : Quang học