Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 48: Mắt
Cùng eLib củng cố và rèn luyện các kiến thức về bài Mắt trong nội dung Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 49. Nội dung chi tiết tham khảo tại đây. Chúc các em học tốt!
Mục lục nội dung
1. Giải bài C1 trang 128 SGK Vật lý 9
Nêu những điểm giống nhau về cấu tạo giữa con mắt và máy ảnh. Thủy tinh thể đóng vai trò như bộ phận nào trong máy ảnh? Phim trong máy ảnh đóng vai trò như bộ phận nào trong con mắt?
Phương pháp giải
Mắt và máy ảnh giống nhau về: sự tạo ảnh, có bộ phận quan trọng là thấu kính hội tụ và bộ phận thu ảnh
Hướng dẫn giải
Giống nhau:
- Về phương diện quang hình học: mắt giống như một máy ảnh, tạo ra ảnh thật, nhỏ hơn vật trên võng mạc.
- Thể thủy tinh của mắt giống vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ.
- Màng lưới (võng mạc) đóng vai trò giống như màn phim của máy ảnh để ghi ảnh.
2. Giải bài C2 trang 129 SGK Vật lý 9
Ta đã biết, khi vật nằm càng xa thấu kính hội tụ thì ảnh thật của vật nằm càng gần tiêu điểm của thấu kính. Vậy em hãy cho biết tiêu cự của thể thủy tinh khi mắt nhìn các vật ở xa và các vật ở gần dài, ngắn khác nhau như thế nào? Biết rằng khoảng cách từ thể thủy tinh của mắt đến màng lưới là không thay đổi và ảnh của vật luôn hiện rõ nét trên màng lưới (hình 48.2 SGK).
Phương pháp giải
Thể thủy tinh có thể phồng lên hay dẹt xuống để điều tiết tiêu cự cho mắt nhìn thấy được vật
Hướng dẫn giải
- Khi nhìn các vật ở càng xa mắt thì tiêu cự của thể thuỷ tinh càng lớn (thể thuỷ tinh dẹt xuống)
- Khi nhìn các vật càng gần mắt thì tiêu cự của thể thuỷ tinh càng nhỏ (thể thuỷ tinh phồng lên).
3. Giải bài C5 trang 128 SGK Vật lý 9
Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ dài hay ngắn nhất? Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ dài hay ngắn nhất?
Phương pháp giải
- Vẽ hình tạo ảnh
- Áp dụng tính chất 2 tam giác đồng dạng:
ΔOAB∼ΔOA′B′
⇒ \(\frac{{AB}}{{A'B'}} = \frac{{OA}}{{OA'}}\)để tính độ cao của ảnh của cột điện trên màng lưới A'B'
Hướng dẫn giải
- Trên hình ta biểu diễn cột điện bằng đoạn AB (AB = 8m); O là thể thủy tinh (OA = 20m); A′B′ là ảnh cột điện trên màng lưới (OA′= 2cm = 0,02m).
- Ta có: ΔOAB∼ΔOA′B′
- Suy ra:
\(\frac{{AB}}{{A'B'}} = \frac{{OA}}{{OA'}}\)
\(\Rightarrow A'B' = AB\frac{{OA'}}{{OA}} = 8.\frac{{0,02}}{{20}} = {8.10^{ - 3}}m = 0,8cm\)
4. Giải bài C6 trang 128 SGK Vật lý 9
Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ dài hay ngắn nhất? Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ dài hay ngắn nhất?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi này cần nắm được đặc điểm về sự điều tiết của thể thủy tinh
Hướng dẫn giải
- Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ dài nhất.
- Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ ngắn nhất.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 bài Bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 bài Bài 42: Thấu kính hội tụ
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 bài Bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 44: Thấu kính phân kì
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 50: Kính lúp
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 51: Bài tập quang hình học
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 54: Sự trộn các ánh sáng màu
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 58: Tổng kết chương III : Quang học