Soạn bài Câu nghi vấn Ngữ văn 8 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được khái niệm, đặc điểm và chức năng của câu nghi vấn. Từ đó, các em có thể nhận diện và phân tích câu nghi vấn trong một văn bản cụ thể. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Câu nghi vấn Ngữ văn 8 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 11 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha:

(1) - Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?

Chị Dậu khẽ gạt nước mắt:

- Không đau con ạ!

(2) - Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? (3) Hay là u thương chúng con đói quá?

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

a. Những câu (1), (2) và (3) trong ngữ liệu trên chính là câu nghi vấn bởi vì người ta có thể nhận diện những đặc điểm của câu nghi vấn khi nói, ta nhấn giọng ở những từ dùng để hỏi (không, thế sao, hay là,…). Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

b. Các câu nghi vấn trên dùng để hỏi.

2. Soạn câu 1 luyện tập trang 11 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

Chỉ ra câu nghi vấn trong những ngữ liệu đã cho:

a. Rồi hắn chỉ luôn vào mặt chị Dậu:

- Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai, để ông ấy ra kêu với quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa!

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

-> Câu nghi vấn là: Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?

b. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la.

(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)

-> Câu nghi vấn là: Đùa trò gì? Em đương lên cơn hen đây! Hừ hừ…

c. Văn là gì? Văn là vẻ đẹp. Chương là gì? Chương là vẻ sáng. Nhờ (lời) của người ta rực rỡ bóng bẩy, tựa như có vẻ đẹp vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương.

(Theo Phan Kế Bính, Việt Hán văn khảo)

-> Câu nghi vấn là: Văn là gì? Chương là gì?

d. Tôi cất tiếng gọi Dế Choắt. Nghe tiếng thưa, tôi hỏi:

- Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không?

- Đùa trò gì? Em đương lên cơn hen đây! Hừ hừ…

- Đùa chơi một tí.

- Hừ … hừ … cái gì thế?

- Con mụ Cốc kia kìa.

Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. Rồi hỏi tôi:

- Chị Cốc béo xù đứng trước của nhà ta ấy hả?

- Ừ.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

-> Câu nghi vấn là: Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? Đùa trò gì? Chị Cốc béo xù đứng trước của nhà ta ấy hả?

Đặc điểm hình thức chung của những ngữ liệu trên là:

- Hình thức nổi bật và cần lưu ý của các câu nghi vấn là các từ in đậm dùng để nhấn mạnh.

- Cuối các câu đều có dùng các dấu chấm hỏi.

3. Soạn câu 2 luyện tập trang 12 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

a. Mình đọc hay tôi đọc?

(Nam Cao, Đôi mắt)

b.

Em được thì cho anh xin

Hay là em để làm tin trong nhà?

(Ca dao)

c. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thủa còn sung túc?

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

=> Dựa vào đặc điểm của câu nghi vấn thì có thể nhận thấy những ngữ liệu đã cho ở trên đều là câu nghi vấn vì có đặc điểm nhận diện câu nghi vấn là đều có chứa từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn). Từ hay khi xuất hiện trong các kiểu câu khác thì có thể được thay thế bằng từ hoặc. Nhưng ở trong các trường hợp này nói riêng và trong câu nghi vấn nói chung, nếu ta thay từ hay bằng từ hoặc thì câu sẽ bị sai về ngữ pháp, bị biến thành kiểu câu khác (câu trần thuật) hoặc câu sẽ thay đổi về ý nghĩa.

4. Soạn câu 3 luyện tập trang 13 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

a. Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.

(Chân, Tay, Tai , Mắt, Miệng)

b. Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão.

(Nam Cao, Lão Hạc)

c. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa.

(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)

d. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế.

(Vũ Tú Nam, Biển đẹp)

Nhận xét những câu văn trên:

- Trong những ngữ liệu trên không thể đặt dấu hỏi vào cuối câu là bởi vì những câu văn đó chưa thuộc câu nghi vấn.

- Các câu a và b tuy có chứa các từ nghi vấn (có… không, tại sao), nhưng thực tế, các kết cấu có chứa các từ này chỉ có chức năng làm bổ ngữ cho câu.

- Tuy nhiên cần lưu ý trong hai câu còn lại, chúng ta thấy có chứa các từ ai (ai cũng), nào (nào cũng) nhưng đối với các câu này thì không nhằm mục đích để hỏi. Kết cấu kiểu như vậy, trong câu này cũng như trong nhiều trường hợp khác, nó thường mang nghĩa khẳng định (chứ không phải nghi vấn).

5. Soạn câu 4 luyện tập trang 13 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

a. Anh có khoẻ không?

b. Anh đã khoẻ chưa?

- Về hình thức, hai câu (a) và (b) dùng hai cặp từ khác nhau: có... không; đã... chưa. Về ý nghĩa, câu (b) cho ta biết: trước đó, "anh" không khỏe. Nhưng câu (a) không đề cập tới vấn đề này.

- Câu trả lời thích hợp đối với câu (a) là khỏe hoặc không khỏe. Câu trả lời thích hợp với câu (b) là: đã khỏe hoặc chưa khỏe.

6. Soạn câu 5 luyện tập trang 13 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

a. Bao giờ anh đi Hà Nội?

b. Anh đi Hà Nội bao giờ?

- Chúng ta có thể nhận thấy trong hai câu nghi vấn trên thì khi xét về mặt hình thức, chúng ta có thể thấy câu a và câu b khác nhau ở trật tự từ. Trong câu a, "bao giờ" đứng đầu câu còn trong câu b, "bao giờ" đứng cuối câu.

- Về ý nghĩa, câu a hỏi về thời điểm của một hành động sẽ diễn ta trong tương lai, câu b hỏi thời điểm của một hành động đã diễn ra trong quá khứ.

7. Soạn câu 6 luyện tập trang 13 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

a. Chiếc xe này bao nhiêu ki-lô-gam mà nặng thế?

b. Chiếc xe này giá bao nhiêu mà rẻ thế?

-> Câu (a) đúng, tuy không biết nó nặng bao nhiêu nhưng có thể cảm nhận được sức nặng nhờ cảm giác. Câu (b) sai, vì chưa biết giá bao nhiêu thì không thể khẳng định chiếc xe rẻ được.

Ngày:17/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM