Soạn bài Chiếu dời đô Ngữ văn 8 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu được nội dung và ý nghĩa của văn bản "Chiếu dời đô". Đồng thời, bài soạn này còn giúp các em hiểu được nghệ thuật lập luận của tác giả Lí Công Uẩn. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Chiếu dời đô Ngữ văn 8 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 51 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

- “Chiếu dời đô”, Lí Công Uẩn viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vua đời xưa bên Trung Quốc:

+ Nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô.

+ Nhà Chu ba lần dời đô.

-> Việc dời đô của những triều đại trước đây nhằm hướng đến mục tiêu là xây dựng và phát triển đất nước một cách tốt nhất, xây dựng vương triều thịnh vượng, mở tương lai lâu bền cho thế hệ sau.

- Kết quả các cuộc dời đô mang lại sự bền vững, hưng thịnh cho quốc gia.

-> Tác giả đã đưa ra những lập luận và những dẫn chứng cụ thể để chứng minh việc dời đô là đúng đắn và hợp lí. Lý Thái Tổ dẫn ra dẫn chứng cụ thể về triều đại Thương Chu để làm cứ liệu khẳng định việc ông dời đô là điều tất yếu hợp đạo lý.

2. Soạn câu 2 trang 51 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

Nhìn nhận hai triều Đinh, Lê trước đó với một tinh thần phê phán tích cực, tác giả nhận định rằng việc đóng đô ở vùng Hoa Lư đã không còn phù hợp nữa:

- Hoa Lư là vùng có địa thế hiểm trở, khi tiềm lực phát triển chưa đủ mạnh thì nó hợp với chiến lược phòng thủ.

- Đến đời Lí thì đất nước đặt ra nhu cầu phát triển, cho nên đô thành phải dời chuyển ra nơi có địa thế khác.

- Tình cảm của một ông vua luôn hướng về vận mệnh, sự tồn vong của giang sơn xã tắc khiến người đọc cảm động.

- Lí Công Uẩn bày tỏ cả tấm lòng mình: “Trẫm rất đau xót về việc đó“.

- Đoạn cuối, tác giả cho ta thấy con mắt nhìn xa trông rộng, thấu tình đạt lí khi quyết định lựa chọn thành Đại La làm nơi định đô lâu dài.

3. Soạn câu 3 trang 51 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

- Theo vua Lý Công Uẩn, địa thế của thành Đại La có những ưu thế để đóng đô:

+ Trước tiên tác giả đã chỉ ra những mặt có lợi về địa thế khi dời đô đến một nơi mới, đó là nơi có địa hình vô cùng thoáng đãng cùng với nguồn tài nguyên phong phú.

+ Từng là kinh đô cũ của Cao Vương.

+ Thuận lợi chính trị, văn hóa: chốn hội tụ bốn phương trời, mảnh đất muôn vật tốt tươi.

+ Thuận lợi phong thủy: trung tâm trời đất, thế rồng cuộn hổ ngồi.

-> Thành Đại La hội tụ đủ những ưu thế vượt trội của vùng đất xứng đáng kinh đô của đất nước.

4. Soạn câu 4 trang 51 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

Chứng minh Chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn bởi có sự kết hợp giữa lí và tình:

- Để thuyết phục mọi người tán thành về việc dời đô thì tác giả đã đưa ra những lí lẽ từ sách sử có ghi chép việc dời đô của thời trước đây, sau đó tác giả lấy lí lẽ khuôn thước ấy mà soi vào thực tế của hai triều Đinh, Lê để thấy rằng việc dời đô là tất yếu và cuối cùng đưa ra sự lựa chọn, khẳng định Đại La làm nơi đóng đô mới tốt nhất, tác giả của bài chiếu đã thiết lập một lập luận chặt chẽ, sáng rõ.

- Tác giả Lí Công Uẩn đã sử dụng lập luận chặt chẽ cùng với hình thức những câu văn xuôi có sắc thái biểu cảm hài hòa và những câu văn biền ngẫu giàu nhạc điệu, cân xứng, nhịp nhàng (cặp đoạn câu cân xứng, sóng đôi: “Đã đúng ngôi…; lại tiện hướng…“, Địa thế…; đất đai…) góp phần tích cực tạo nên sức hấp dẫn của bài chiếu.

5. Soạn câu 5 trang 51 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

- Việc dời đô phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt vì:

+ Khi từ bỏ vùng núi hiểm trở Ninh Bình ra thành Đại La, nơi giao lưu trọng yếu có nghĩa là nhà Lý đủ sức mạnh phòng thủ đất nước, chống lại sự xâm lược phương Bắc.

+ Đại La là nơi trung tâm, có địa thế thuận lợi, để đất nước phát triển về kinh tế, dân có cơ hội phát triển.

+ Dời đô là dám đưa kinh đô ra đồng bằng chính là phản ánh sự lớn mạnh về thế lực, sự bản lĩnh khi dám đương đầu với thách thức.

+ Dời đô còn thể hiện tầm nhìn chiến lược, sự hiểu biết sâu rộng của người đứng đầu đất nước.

-> Việc dời đô khẳng định ý chí độc lập, tự cường, sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt có thể tự dựa vào sức mạnh của mình để đương đầu với thách thức mới.

6. Soạn câu luyện tập trang 52 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

Chiếu dời đô có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý giữa lý và tình theo mạch lập luận:

- Tác giả Lí Công Uẩn đã mở đầu bài chiếu một cách đặc biệt và đầy dụng ý, đầu tiên tác giả đã đưa ra những yếu tố quan trọng và mục đích cho việc dời đô. Dời đô là để “ở nơi trung tâm” tiện “mưu toan việc lớn” và cũng là để “tính kế muôn đời cho con cháu về sau”. Dời đô cũng có nghĩa là để trên thì hợp mệnh trời, dưới thì thấu đạt ý dân. Như vậy dời đô thực là để xây dựng đất nước mạnh giàu, đem lại hạnh phúc và nền thái bình thịnh trị đời đời. Xét về lí, việc dời đô, đến đây, quả thực vô cùng quan trọng. Nhưng để cho chân lí được vững chãi hơn, nhà vua đã dẫn ra những chứng nhân của lịch sử để dễ dàng thu phục nhân tâm.

- Chiếu dời đô được chia thành hai phần lớn với hệ thống lí lẽ được triển khai sắc sảo mà đầy thuyết phục. Ngôn từ của văn bản tuy rất kiệm lời mà ý tứ thì thấm đượm sâu xa.

Ngày:26/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM