Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm Ngữ văn 12 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được tổng quan các kiến thức đã học ở chương trình Ngữ văn 12. eLib đã biên soạn nội dung bài này một cách vắn tắt và dễ hiểu nhất. Mời các em cùng tham khảo nhé. Chúc các em học tập tốt.

Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm Ngữ văn 12 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 199 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

Nội dung không phải là biểu hiện của tính nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt là ý C - Xây dựng một tình huống đặc biệt: vui mà tội nghiệp, mừng mà vừa tủi vừa lo.

2. Soạn câu 2 trang 199 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

Câu nêu đúng và đầy đủ chủ đề truyện ngắn Vợ nhặt là ý B - Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói năm 1945 mà còn khẳng định bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ.

3. Soạn câu 3 trang 200 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

Thành công chủ yếu về nghệ thuật của truyện Vợ chồng A Phủ thể hiện phương diện là ý A - Khắc họa tính cách nhân vật; tạo màu sắc và phong vị dân tộc.

4. Soạn câu 4 trang 200 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

Đặc điểm không thể hiện màu sắc sử thi trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là ý C - Thể hiện tinh thần lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ.

5. Soạn câu 5 trang 200 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

Hình tượng rừng xà nu trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Trung Thành có ý nghĩa tượng trưng là ý D - Cuộc sống đau thương nhưng kiên cường bất khuất của các dân tộc Tây Nguyên nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung.

6. Soạn câu 6 trang 200 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

Nhân vật Đẩu đã hiểu ra là ý D - Không thể đơn giản, sơ lược trong việc nhìn nhận cuộc sống và con người.

7. Soạn câu 7 trang 201 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

Câu nêu chính xác và đầy đủ chủ đề truyện Số phận con người của nhà văn Nga Sô - lô - khốp là ý D - Truyện Số phận con người thể hiện bản lĩnh kiên cường và nhân hậu của con người Xô viết.

8. Soạn câu 8 trang 201 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

Dòng không nêu đặc điểm thể hiện sự trong sáng của Tiếng Việt là ý D - Sự phong phú, sinh động về từ ngữ, âm thanh.

9. Soạn câu 9 trang 201 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

Đoạn văn có những đặc sắc về nghệ thuật là ý C - Dùng từ chính xác, độc đáo; sử dụng các phép tu từ lặp cú pháp, liệt kê

10. Soạn câu 10 trang 201 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

Đoạn văn sử dụng phép tu từ là ý A - Lặp cú pháp, liệt kê.

11. Soạn câu 11 trang 202 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

Lập luận đưa ra lại bị phe đối lập bác lại là ý B - Luận cứ không chính xác.

12. Soạn câu 12 trang 202 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

Đoạn văn chủ yếu sử dụng thao tác lập luận là ý B - So sánh.

13. Soạn câu 1 luyện tập trang 203 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

Đề: Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

Gợi ý làm bài:

Tác giả Tô Hoài:

a. Cuộc đời:

a. Tác giả:

- Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại.

- Ông có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng văn hoá khác nhau trên đất nước ta.

- Thành công nhất của Tô Hoài là những tác phẩm viết về hiện thực cuộc sống, con người vùng Tây Bắc.

-  Tiêu biểu là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”.

b. Tác phẩm:

- Truyện “Vợ chồng A Phủ” được nhà văn Tô Hoài sáng tác năm 1952, in trong tập “Truyện Tây Bắc”.

- Tác phẩm gồm hai phần.

- Đoạn trích trong sách giáo khoa là phần thứ nhất của tác phẩm.

Đề: Phân tích giá trị nghệ thuật của việc xây dựng tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

Gợi ý làm bài:

- Tình huống truyện: Nạn đói khủng khiếp năm 1945 đã tràn ngập đến xóm ngụ cư như một cơn lũ, người chết như ngả rạ, người sống đi lại dật dờ như những bóng ma. Thế mà Tràng, một thanh niên nghèo, xấu xí, thô kệch, ngộc nghệch lại là dân ngụ cư bị người ta khinh rẻ bỗng dưng nhặt được vợ như nhặt cái rơm, cái rác bên đường. Tràng đến với thị vì khát khao hạnh phúc được giấu trong những lời bông đùa. Còn thị đến với Tràng chỉ vỉ miếng ăn.

=> Đây là tình huống éo le, bi hài: Tràng lấy được vợ lúc này là việc đáng mừng hay đáng lo nên cười hay nên khóc.

- Qua tình huống truyện, Kim lân đã làm nổi bật tâm lí, số phận những người nông dân nghèo trong nạn đói. Đằng sau đó là ý đồ nghệ thuật của nhà văn:

+ Tình huống truyện làm nổi bật thế giới tâm lí các nhân vật.

+ Tình huống truyện làm nổi bật số phận bi thảm của người nông dân nghèo trong nạn đói năm 1945 (số phận Tràng, số phận thị, số phận bà cụ Tứ).

+ Thông qua tình huống truyện, tác giả còn mở ra một dự cảm tốt lành về sự thay đổi số phận của những con người khốn khổ ấy.

+ Thể hiện cái nhìn hiện thực và nhân đạo của nhà văn Kim Lân.

14. Soạn câu 2 luyện tập trang 203 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

Đề: Giới thiệu khái quát về tác giả Ơ. Hê - minh -uê và tác phẩm Ông già và biển cả.

Gợi ý làm bài:

a. Tác giả Ơ.Hê - minh - uê:

- Ơ. Hê - minh - uê (1899 - 1961) là nhà văn Mĩ đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới nói chung.

- Tác phẩm chính: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940), Trong thời đại chúng ta (1925),...

b. Tác phẩm Ông già và biển cả:

- Ông già và biển cả (1952) ra mắt bạn đọc trước khi Hê - minh - uê được tặng giải thưởng Nô – ben về văn học năm 1954, là một kết tinh trong lối kể chuyện của Hê -Minh - Uê.

- Tác phẩm thể hiện niềm tin bất diệt và ý chí nghị lực của con người, “Con người có thể bị đánh bại chứ không bị hủy diệt”.

-  Ông già và biển cả tiêu biểu cho lối viết theo nguyên lí “tảng băng trôi” của Hê – minh – uê”.

Đề: "Có ba điều trong cuộc đời mỗi con người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội." Nêu suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.

Gợi ý làm bài:

Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

Thân bài:

- Giải thích ý kiến: thời gian, lời nói và cơ hội là những thứ quý giá nhất cần được con người cân nhắc, thận trọng sử dụng hợp lý và hiệu quả trong cuộc đời.

- Phân tích, chứng minh, bình luận

+ Thời gian với đời người là có hạn

  • Thời gian trôi đi sẽ không bao giờ lấy lại được, tuổi trẻ, sức lực sẽ tàn phai theo thời gian.
  • Mỗi người chúng ta cần phải biết quý thời gian, tận dụng thời gian để sống, để học tập và lao động.

+ Lời nói là điều có thể dễ dàng nói ra nhưng rất khó để thu lại, do đó mỗi người chúng ta cần phải suy nghĩ trước khi nói “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.

+ Cơ hội là điều hiếm gặp trong đời người: bởi vậy khi gặp cơ hội chúng ta phải nắm lấy kịp thời, cơ hội qua đi chúng ta rất khó gặp lại.

- Bài học rút ra từ câu nói: Phải học tập, tu dưỡng, rèn luyện, rèn luyện tốt mới có thể tận dụng cơ hội, sử dụng hiệu quả thời gian và lời nói, ứng xử, chuẩn bị tốt, sẵn sàng khi có cơ hội để làm những việc có ích. 

Ngày:06/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM