Soạn bài Tuyên ngôn Độc lập - Phần 1 - Tác giả Hồ Chí Minh Ngữ Văn 12 tóm tắt

Bài soạn văn dưới đây giúp các em có thêm những kiến thức mới về sự nghiệp thơ văn Hồ Chí Minh và các đặc điệm trong phong cách nghệ thuật của Người. Với hình thức soạn bài tóm tắt bám sát nội dung các câu hỏi trong SGK, tài liệu giúp các em soạn bài dễ dàng hơn. Chúc các em học tốt!

Soạn bài Tuyên ngôn Độc lập - Phần 1 - Tác giả Hồ Chí Minh Ngữ Văn 12 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 29 SGK Ngữ Văn 12 tóm tắt

- Quan niệm sáng tác của Hồ Chí Minh

+ Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu phụng sự cho sự nghiệp cách mạng: mỗi nhà văn là một nhà chiến sĩ.

+ Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.

  • Nhà văn phải miêu tả cho hay, cho chân thật, hùng hồn, hiện thực phong phú của đời sống và phải giữ tình cảm chân thật.
  • Nhà văn phải có ý thức đề cao tinh thần, cốt cách trong dân tộc mình.

+ Nhà văn phải tìm tòi sáng tạo.

+ Khi cầm bút bao giờ Bác cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm

- Quan điểm sáng tác trên đã chi phối đặc điểm sự nghiệp văn học của Bác đem tới những tác phẩm có tư tưởng sâu sắc, có hình thức biểu hiện sinh động, đa dạng.

2. Soạn câu 2 trang 29 SGK Ngữ Văn 12 tóm tắt

a. Văn chính luận

  • Những thập niên đầu thế kỉ XX: những bài văn chính luận mang bút danh Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp đăng trên báo Người cùng khổ, tiêu biểu nhất là Bản án chế độ thực dân Pháp (xuất bản năm 1925).
  • Ngày 02/ 09/ 1945: Bản tuyên ngôn độc lập – áng văn chính luận tiêu biểu, mẫu mực.
  • Những văn kiện viết vào giờ phút thử thách đặc biệt của dân tộc với văn phong vừa hào sảng, vừa thiết tha: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập, tự do (1946).

b. Truyện và ký

  • Thời gian Bác hoạt động ở Pháp
  • Văn tự: viết bằng tiếng Pháp.
  • Tác phẩm tiêu biểu: Pa – ri, lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành...
  • Thời gian hoạt động cách mạng sau này: Nhật ký chìm tàu năm 1931, Vừa đi đường về kể chuyện (1963)...

c. Thơ ca

- Tập thơ Nhật ký trong tù.

  • Hoàn cảnh sáng tác: mùa thu năm 1942 – mùa thu năm 1943 khi Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm.
  • Tập thơ ghi chép lại tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ của tác giả đồng thời cũng phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh thử thách nặng nề của chốn lao tù.

- Chùm thơ Người làm ở Việt Bắc: từ năm 1941 đến 1945 và thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

- Những bài thơ tuyên truyền cách mạng như dân cày, bài ca sợi chỉ,...

- Những bài thơ nghệ thuật vừa có màu sắc cổ điển và mang tính hiện đại: Pác Pó hùng vĩ, Nguyên tiêu, Cảnh khuya,...

3. Soạn câu 3 trang 29 SGK Ngữ Văn 12 tóm tắt

- Mang tính độc đáo:

  • Văn chính luận thường ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục.
  • Truyện và kí rất hiện đại, có tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén.
  • Thơ ca tuyên truyền cách mạnh gần gũi với ca dao, giản dị, dễ nhớ.

- Có tính đa dạng:

  • Bác viết nhiều thể loại.
  • Bác viết bằng nhiều thứ tiếng: tiếng Pháp, tiếng Hán, tiếng Việt,…

- Có tính thống nhất:

  • Cách viết ngắn gọn trong sáng, giản dị.
  • Sử dụng linh hoạt các bút pháp nghệ thuật khác nhau.
  • Hình tượng nghệ thuật vận động hướng về ánh sáng tương lai.

4. Soạn câu 1 luyện tập trang 29 SGK Ngữ Văn 12 tóm tắt

Phân tích bài thơ Chiều tối (mộ) trong tập Nhật kí trong tù để làm rõ sự hài hòa, độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ Hồ Chí Minh.

Gợi ý làm bài

- Màu sắc cổ điển mang đậm phong vị cổ điển trong Đường thi

  • Thể thơ: tứ tuyệt Đường luật
  • Hình ảnh: cánh chim, chòm mây là những hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ
  • Thời điểm: chiều tà, hoàng hôn xuống
  • Tâm trạng: bâng khuâng, cô đơn trên con đường xa, nỗi buồn xa xứ.

- Màu sắc hiện đại:

  • Hình tượng trữ tình: con người đầy sức xuân mải mê lao động để cải tạo và xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho mình..
  • Âm điệu: ấm áp, sôi nổi, tin tưởng.
  • Hình ảnh: bếp lửa hồng xoá đi tất cả sự âm u, lạnh lẽo (2 câu sau).
  • Tâm trạng tác giả: hào hứng, hướng về sự sống trong tương lai vào ánh sáng.

5. Soạn câu 2 luyện tập trang 29 SGK Ngữ Văn 12 tóm tắt

Bài học thấm thía và sâu sắc khi học Nhật kí trong tù:

  • Vượt lên hoàn cảnh, khẳng định giá trị, phẩm chất tốt đẹp.
  • Tinh thần lạc quan, ung dung tự tại.
  • Lòng yêu nước sâu sắc.
  • Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
Ngày:13/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM