Soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc Ngữ văn 12 tóm tắt
Nhìn về vốn văn hóa dân tộc là một văn bản rất hay và sâu sắc, có giá trị giáo dục tình yêu nước và yêu vốn văn hóa của dân tộc mình. Ngày hôm nay eLib xin giới thiệu đến các em bài soạn dưới đây để các em tham khảo, chúc các em học tập tốt.
Mục lục nội dung
1. Soạn câu 1 trang 162 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt
Tác giả đã phân tích đặc điểm của vốn văn hóa dân tộc trên cơ sở những phương diện cụ thể của đời sống vật chất và tinh thần bao gồm:
- Các khía cạnh của đời sống vật chất:
+ Sinh hoạt (ăn, ở, mặc)
- Các khía cạnh của đời sống tinh thần:
+ Tôn giáo
+ Ứng xử
+ Nghệ thuật (văn hóa, hội họa, văn học)
2. Soạn câu 2 trang 162 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt
-
Theo tác giả, đặc điểm nổi bật nhất trong sáng tạo văn hóa của Việt Nam là tạo ra một cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, những con người hiền lành, tình nghĩa, sống có văn hóa trên một cái nền nhân bản.
Dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm trên:
-
Công trình kiến trúc chùa Một Cột, các lăng tẩm của vua chúa đời Nguyễn...
-
Lời ăn tiếng nói của nhân dân trong tục ngữ, thành ngữ và ca dao: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/Người khôn tiếng nói dịu dàng dễ nghe”: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”...
-
Có thể đối chiếu với thực tế đời sống của các dân tộc khác: sự kì vĩ của những Kim tự tháp (Ai Cập), của Vạn lí trường thành (Trung Quổc)...
3. Soạn câu 3 trang 162 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt
Những đặc điểm có thể xem là hạn chế của vốn văn hóa dân tộc:
- Thiếu sáng tạo phi phàm, kì vĩ và những đặc sắc nổi bật, không mong gì cao xa, khác thường, hơn người, trí tuệ không được đề cao.
4. Soạn câu 4 trang 162 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt
- Những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh nhất đến văn hóa truyền thống Việt Nam: Phật giáo và Nho giáo.
- Người Việt Nam đã tiếp nhận tư tưởng của các tôn giáo này để tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc theo hướng: tạo ra một cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, những con người hiền lành, tình nghĩa, sống có văn hóa trên một cái nền nhân bản.
Ví dụ:
- Tư tưởng nhân nghĩa được Nguyễn Trãi đúc kết trong Bình ngô đại cáo:
- Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
- Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
5. Soạn câu 5 trang 162 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt
Nhận định “Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa” nhằm nêu lên mặt tích cực của văn hóa Việt Nam. Đó không phải là sự sáng tạo, tìm tòi, khai phá nhưng nó khẳng định được sự khéo léo, uyển chuyển của người Việt trong việc tiếp nhận những tinh hoa văn hóa nhân loại để tạo nên những nét độc đáo của văn hóa Việt Nam.
6. Soạn câu 6 trang 162 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt
- Con đường hình thành bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam không chỉ cậy vào sức sáng tạo của dân tộc mà còn dựa vào sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Trên thực tế, dân tộc Việt Nam ta cũng dã như vậy, chúng ta vẫn giư những nét riêng vốn có của văn hóa và vẫn tiếp thu một cách chủ động, chọn lọc giá trị văn hóa bên ngoài để làm giàu thêm nền văn hóa nước nhà. Đồng thời chúng ta cũng trải qua bề dày lịch sử với những lần bị xâm chiếm và chắc chắn ta sẽ bị ảnh hưởng bởi văn hóa các nước đô hộ, bản sắc bị mờ nhòa đi bởi vậy ta không thể chỉ dựa vào sự tạo tác. Chúng ta có tiếp thu văn hóa nước ngoài nhưng không dập khuôn hoàn toàn mà có sự sáng tạo, chọn lọc ví như tiếp thu chữ Hán sáng tạo chữ Nôm, mượn chữ Hán để tạo ra từ Hán Việt mang nghĩa....
7. Soạn câu luyện tập trang 162 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt
Đề số 1:
- Giải thích nghĩa của thành ngữ: “tôn sư trọng đạo”.
- Những biểu hiện của truyền thống này trong thời đại xưa và nay?
- Những suy nghĩ về truyền thống này trong nhà trường và xã hội hiện nay.
+ Đã và đang được phát huy một cách tốt đẹp.
+ Có những hiện tượng lợi dụng, lạm dụng cần lên án và xóa bỏ.
Đề số 2:
Có thể lựa chọn một trong những nét đẹp sau.
- Luộc bánh chưng: cả gia đình đoàn tụ quây quần thể hiện tinh thần đoàn kết, hướng về cội nguồn.
- Đi chúc tết: thể hiện mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến với người thân, bạn bè.
- Trồng cây ngày tết: Do Bác Hồ phát động thể hiện mong muốn một năm mới nhiều may mắn, phát tài phát lộc,…
Những nét đẹp văn hóa trên đều là những truyền thống văn hóa cần được bảo tồn và phát huy.
Đề số 3:
- Nạn cờ bạc
- Nạn rượu chè
Tham khảo thêm
- doc Soạn bài Vợ chồng A Phủ Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Nhân vật giao tiếp Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Vợ nhặt Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Rừng xà nu Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Bắt sấu rừng U Minh Hạ Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Những đứa con trong gia đình Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Thực hành về hàm ý Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Đọc thêm: Mùa lá rụng trong vườn Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Đọc thêm: Một người Hà Nội Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Thực hành hàm ý (tiếp theo) Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Thuốc Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Số phận con người Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Hồn Trương ba da hàng thịt Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo) Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Phát biểu tự do Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Phong cách ngôn ngữ hành chính Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Văn bản tổng kết Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập phần Làm văn Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Giá trị văn học và tiếp nhận văn học Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập phần Văn học Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Tổng kết phần Tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Tổng kết phần Tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và phong cách ngôn ngữ Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm Ngữ văn 12 tóm tắt