Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận tóm tắt
Bài soạn Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận Ngữ văn 12 tâp 1 giúp các em bước đầu nắm được cách vận dụng kết hợp các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh trong một đoạn, một bài văn nghị luận. eLib đã biên soạn bài này một cách vắn tắt và dễ hiểu nhất. Mời các em tham khảo, chúc các em học tập thật tốt.
Mục lục nội dung
1. Soạn câu 1 trang 158 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt
a. Nếu một bài văn chỉ sử dụng một phương pháp nghị luận thì tác phẩm sẽ khô khan, đơn điệu. Bên cạnh đó yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm đem lại sự cụ thể, sinh động cho văn nghị luận.
b. - Bài văn phải thuộc một kiểu văn bản chính, ở đây kiểu văn bản chính dứt khoát phải là văn nghị luận. Các yếu tố kể, tả, biểu cảm khi tham gia vào bài văn nghị luận phải phục vụ quá trình nghị luận, chúng không thể thay đổi đặc trưng chính của văn bản nghị luận.
+ Ví dụ: “Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại. Ngôi nhà chung của nhân loại cần được bảo vệ . Muốn bảo vệ ngôi nhà chung ấy thì phải bảo vê môi trường . Mỗi người,mỗi dân tộc phải cùng nhau giữ cho nguồn nước ao hồ, sông biển được trong sạch, bầu khí quyển được trong lành, rừng không bị đốt phá, muông thú không bị săn bắt bừa bãi. Giữ gìn và khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia. Hãy cùng nhau gìn giữ ngôi nhà chung của chúng ta luôn xanh, sạch, đẹp ! “
2. Soạn câu 2 trang 158 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt
- Đoạn trích là một văn bản nghị luận về vấn đề : Có nên chỉ đưa vào chỉ số
- Tuy nhiên văn bản nghị luận này còn có sự tham gia của yếu tố thuyết minh . Yếu tố đó hiện diên rõ rệt nhất trong những kiến thức mà tác giả cung cấp cho người đọc về GDP, GNP.
- Yếu tố thuyết minh đã hỗ trợ đắc lực cho bàn luận của tác giả , vì nó đưa những tri thức khách quan , khoa học và mới mẻ giúp người đọc có thể hiểu biết chính xác và rõ ràng hơn về vấn đề kinh tế xã hội đang được nêu ra thảo luận .
3. Soạn câu 3 trang 159 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt
Có thể theo dàn ý sau:
- Nhà văn mà anh chị hâm mộ là ai? Tên, tuổi, quê quán, thời đại, những tác phẩm chính?…
Ví dụ: Nhà văn Nam Cao, quê Hà Nam...
- Vì sao anh chị lại hâm mộ nhà văn này? (Cống hiến lớn hay có phong cách độc đáo như thế nào?)…
- Ước muốn, nguyện vọng của anh chị đối với nhà văn mà mình ngưỡng mộ.
- Bài viết tham khảo:
Trong số những nhà văn Việt Nam hiện đại, người để lại trong lòng độc giả cũng như những nhà phê bình văn học sắc sảo niềm tiếc nuôi lớn nhất là nhà văn Nam Cao.
Sinh ra trong một làng quê vùng Hà Nam, Nam Cao là một người trí thức chân chính. Nhưng điều kì lạ là trong khi nhiều nhà văn đặt nghệ thuật và sự nghiệp sáng tác của mình lên trên hết thì Nam Cao lại làm khác. Dĩ nhiên, đã là nhà văn thì phụng sự nghệ thuật, đam mê sáng tác là một lẽ thường tôi không hề có ý trách. Song chính điều đó càng khiến Nam Cao nổi bật bởi ông đã vượt qua được cái lẽ thường ấy của cuộc sống . Không coi sáng tác là nhiệm vụ số một thì Nam Cao coi trọng điều gì? Trong những năm tháng chống Pháp gian khổ, Nam Cao gác bút lên đường ra mặt trận, trực tiếp cầm súng chiến đấu. Nhà văn quan niệm “sống đã rồi hãy viết”. Đó là một quan niệm sâu sắc. Phải sống đủ đầy với cuộc đời rồi mới viết. Phải cảm nhận cuộc sống bằng mọi giác quan, mọi cảm xúc, cảm giác của bản thân rồi mang những cảm nhận máu thịt đó của mình lên trang viết. Khi ấy, người nghệ sĩ mới có thể chuyển tải đầy đủ, chân thật bản chất cuộc sống đến với độc giả.
Trước Cách mạng ngòi bút Nam Cao theo sát đời sống khổ ải, bần cùng của người nông dân đương thời. Đọc văn Nam Cao, người đọc bị ám ảnh nặng nề bởi cái đói quay quạt. Cái đói dường như là một căn bệnh di căn lây lan với tôc độ khủng khiếp trên trang viết của ông. Người đọc sợ hãi khi lật giở những trang truyện ngắn của ông. Sợ hãi bởi phải đối mặt cái khổ đau, những cảnh tượng, những vân đề rất nhân bản, rất nhức nhối về nhân cách, lương tri của con người. Phải thực sự sống đủ đầy với đời sống người nông dân trước Cách mạng, thực đã cảm nhận đời sống ấy bằng máu thịt Nam Cao mới có thể viết trên những trang sách ám ảnh, thấm đẫm như vậy về người nông dân, về cuộc sống thôn quê... Cái đội, rồi những lời chửi rủa, những tiếng khóc tiếng hờn, những sự bế tắc,... Bao nhiêu sự thực cay đắng của đời sống người nông dân trước Cách mạng, Nam Cao đã mang cả tấm lòng của một người nghệ sĩ chân chinh để đón lấy, quằn quại đau và đau đáu viết.
Tôi hâm mộ Nam Cao bởi nhiều điều nhưng trước hết là bởi tấm lòng chân thành và tha thiết với cuộc đời như thế
4. Soạn câu 1 luyện tập trang 161 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt
Cả hai nhận định đều đúng vì:
a. Chỉ khi kết hợp với các phương thức nghị luận thì bài viết mới thực sự phong phú.
b. Chỉ vận dụng một phương pháp thì không có điểm gì đáng chú ý.
5. Soạn câu 2 luyện tập trang 161 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt
Gợi ý:
- Gia đình là tế bào nơi để yêu thương:
+ Gia đình là nơi đem lại sự bình yên cho mỗi người sau những bộn bề lo toan của cuộc sống. Gia đình đóng một vai trò quan trọng trong xã hội.
+ Trẻ em chính là mầm non của xã hội, là tương lai của đất nước. Được lớn lên trong vòng tay của cha mẹ, các em sẽ được sống đầy đủ về mặt tình cảm.
+ Gia đình là chỗ dựa tinh thần và thể xác tốt nhất khi ta suy sụp. Đồng thời, ở ngoài kia vẫn còn rất nhiều trẻ em lớn lên thiếu thốn tình yêu thương của cha mẹ, gia đình.
+ Nhiều hoàn cảnh đau thương khác dẫn chứng ngoài xã hội.
+ Không có gì đẹp và đáng quý hơn là được sống trong mái ấm gia đình. Bởi vậy, mỗi người trong chúng ta cần biết nâng niu và trân trọng mái ấm gia đình của chính mình.
Tham khảo thêm
- docx Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ CMT8 năm 1945 đến hết thế kỉ XX Ngữ Văn 12 tóm tắt
- docx Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí Ngữ Văn 12 tóm tắt
- docx Soạn bài Tuyên ngôn Độc lập - Phần 1 - Tác giả Hồ Chí Minh Ngữ Văn 12 tóm tắt
- docx Soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Ngữ Văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội Ngữ Văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Tuyên ngôn độc lập phần 2- Tác phẩm Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ Văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Viết bài tập làm văn số 2- nghị luận xã hội Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 01/12/2003 Ngữ văn 12 đầy đủ
- doc Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Tây Tiến Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học Ngữ văn 12 đầy đủ
- doc Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Luật thơ Ngữ văn tóm tắt
- doc Soạn bài Việt Bắc (Phần một: Tác giả) Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Việt Bắc (Tố Hữu) phần hai: Tác phẩm Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Phát biểu theo chủ đề đầy đủ Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Đất nước (Trích Trường ca Mặt đường khát vọng) Ngữ văn 12
- doc Soạn bài Đất nước - Nguyễn Đình Thi tóm tắt Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Luật thơ (tiếp theo) tóm tắt Ngữ văn 12
- doc Soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm tóm tắt Ngữ văn 12
- doc Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học tóm tắt Ngữ văn 12
- doc Soạn bài Dọn về làng Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Sóng Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Đàn ghita của Lor-ca Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn văn Bác ơi tóm Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Tự do Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Quá trình văn học và phong cách văn học Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Người lái đò sông Đà Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Chữa lỗi trong văn nghị luận Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Những ngày đầu của nước Việt Nam mới Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập phần văn học Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập phần văn học Ngữ văn 12 siêu ngắn