Soạn bài Đất nước - Nguyễn Đình Thi tóm tắt Ngữ văn 12 tóm tắt

Bài soạn Đất nước của Nguyễn Đình Thi trong chương trình Ngữ văn 12 tập 1 giúp các em thấy được đây là một tác phẩm xuất sắc, tiêu biểu trong thơ ca của Nguyễn Đình Thi, đồng thời các em có thể so sánh với tác phẩm Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm để tìm ra những nét khác biệt. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé! Chúc các em học tập tốt!

Soạn bài Đất nước - Nguyễn Đình Thi tóm tắt Ngữ văn 12 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 126 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

- Bố cục: 2 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến câu “Những buổi ngày xưa vọng nói về": đất nước được cảm nhận qua hình ảnh mùa thu xưa và nay.

+ Phần 2: Đoạn còn lại: đất nước gian khổ, đau thương nhưng quật cường, chói lọi trong chiến thắng.

--> Giữa hai phần có mối quan hệ bổ sung cho nhau.

2. Soạn câu 2 trang 126 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

- Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của nhà thơ:

+ Mùa thu hiện lên trong nỗi nhớ.

+ Trong hoài niệm của nhà thơ .

Điểm đặc sắc: Thiên nhiên hiện lên đẹp nhưng buồn và vắng lặng, còn con người thì có gì đó khiến cho chiến sĩ bịn rịn bâng khuâng.

- Tóm lại: đoạn thơ đã diễn tả thành công hình ảnh mùi hương của mùa thu Hà Nội. Đó là một bức tranh đẹp nhưng phảng phất nỗi buồn.

3. Soạn câu 3 trang 126 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

- Những phản ánh mùa thu cách mạng, mùa độc lập:

+ Nhân vật “tôi" thay đổi từ trạng thái buồn, bâng khuâng, lưu luyến đến vui sướng, tự hào.

+ Cái nhìn thay đổi từ đường phố, thềm nhà sang núi đồi, rừng tre, trời xanh, cánh đồng, dòng sông.

+ Cảm xúc của tác giả hân hoan, hả hê trước cảnh đất nước rộng lớn.

- Tác giả chuyển sang cảm xúc tự hào về chủ quyền đất nước và truyền thống bất khuất của cha ông.

- Khi thể hiện cảm hứng tự hào, tác giả đã có những khám phá sâu về truyền thống. Đất nước với Nguyễn Đình Thi nổi bật lên ở truyền thống bất khuất.

⇒ Đó là hai đặc tính quý báu của dân tộc ta anh hùng bất khuất và giản dị chất phác.

- Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ: hình ảnh thơ giàu sức gợi; câu thơ giàu tính nhạc; vận dụng hiệu quả phép điệp, giọng thơ phấn chấn sôi nổi, cảm xúc mãnh liệt.

4. Soạn câu 4 trang 126 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

- Đất nước đau thương:

+ Diễn tả tội ác của giặc và nói lên cảm hứng tự hào về thế phản công, những chiến thắng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến. Kẻ thù đã hủy hoại cả đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhân dân ta.

+ Hình ảnh thơ giàu giá trị tạo hình: cánh đồng quê, bầu trời chiều tượng trưng cho cuộc sống thanh bình, yên ả. Nhưng tất cả đã bị phá nát kể từ khi xuât hiện kẻ thù xâm lược. Hình ảnh ẩn dụ “cánh đồng quê chảy máu”, “trời chiều”  bị “đâm nát” gợi nỗi đau xót xa về một đất nước đau thương, rách xé trong chiến tranh.

+ Lối nói cường điệu (bát cơm chan đầy nước mắt), hàng loạt động từ chỉ hành động áp bức, bóc lột nặng nề của thực dân phong kiến (giằng, đè, lột). Đoạn thơ chất chứa căm thù, là bản cáo trạng đanh thép vạch trần tội ác kẻ thù.

==> Chính tội ác ấy đã làm cho nhân dân ta căm hờn mà quyết tâm đứng dậy đánh cho chúng tan hoang, đánh cho chúng không còn đường chạy.

- Đất nước quật khởi huy hoàng

+ Khổ thơ kết thúc là những hình ảnh có thực về những người dân từ bùn đất đứng lên nhưng đồng thời cũng là sự khái quát về tương lai tươi sáng của dân tộc

+ Nghệ thuật đối có sức gợi cảm mạnh mẽ, một bên là sự tàn bạo của quân xâm lược, một bên là quyền sống chính đáng của nhân dân ta.

+ Những câu thơ cuối lấy chất liệu hiện thực từ trận đánh Điện Biên Phủ.

==> Khổ thơ là một sự khám phá về chủ nghĩa anh hùng của đất nước, từ bùn lầy của nô lệ, từ đau thương quật khởi chiến thắng vang dội.

5. Soạn câu 5 trang 126 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

Nhận xét: 

- Bài thơ được làm theo thể thơ tự do.

- Câu thơ dài ngắn khác nhau.

- Nhịp điệu khi nhanh, khi chậm.

- Kết hợp với việc lựa chọn sử dụng những hình ảnh có tính khái quát cao phù hợp với việc diễn tả nội dung tư tưởng và mạch cảm xúc của tác giả.

- Tác dụng: Giusp dựng lên một tượng đài sống động về hình ảnh Đất nước trong chiến đấu đau thương và chiến thắng. Đồng thời tạo được cảm hứng hào hùng cho khúc tráng ca của dân tộc từ nô lệ đến tự do, từ buồn tương đến mừng vui, hạnh phúc. Đây chính là sự vận động đẹp đẽ, sâu sắc trong tứ thơ của Nguyễn Đình Thi.

Ngày:06/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM