Soạn bài Ôn tập phần Làm văn Ngữ văn 12 tóm tắt

Qua bài soạn Ôn tập phần làm văn này, các em sẽ khái quát và hệ thống hóa lại cách viết các kiểu văn bản được học ở trung học phổ thông, viết được các kiểu văn bản đã học, đặc biệt là văn nghị luận với các đặc điểm của nó. eLib mòi các em cùng tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt.

Soạn bài Ôn tập phần Làm văn Ngữ văn 12 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 182 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

Các kiểu văn bản.

  • Tự sự: Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục nhằm biểu hiện con người, đời sống, tư tưởng, thái độ,…

  • Thuyết minh: Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả,..của sự vật, hiện tượng, vấn đề,…giúp người đọc có tri thức và thái độ đúng đắn đối với đối tượng được thuyết minh.

  • Nghị luận: Trình bày tư tưởng, quan điểm, nhận xét, đánh giá,..đối với các vấn đề xã hội hoặc văn học qua các luận điểm, luận cứ, lập luận có tính thuyết phục.

  • Ngoài ra, còn có văn bản nhật dụng, gồm: kế hoạch cá nhân, quảng cáo, bản tin, văn bản tổng kết,…

2. Soạn câu 2 trang 182 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

Để viết được một căn bản, vần thực hiện những công việc:

  • Nắm vững đặc điểm kiểu loại văn bản và mục đích, yêu cầu cụ thể của văn bản.

  • Hình thành ý và sắp xếp thành dàn ý cho văn bản.

  • Viết văn bản: Mỗi câu trong văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn. Các câu trong văn bản có sự liện kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc. Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung và tương ứng với nội dung là hình thức thích hợp.

3. Soạn câu 3 trang 182 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

Đề tài cơ bản của văn nghị luận trong nhà trường.

a. Có thể chia đề tài của văn nghị luận trong nhà trường thành hai nhóm: nghị luận xã hội (các vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội) và nghị luận văn học (các vấn đề thuộc lĩnh vực văn học).

b. Khi viết nghị luận về các đề tài đó, có những điểm chung và những điểm khác biệt:

- Điểm chung:

  • Đều trình bày tư tưởng, quan điểm, nhận xét đánh giá,…đối với các vấn đề nghị luận.

  • Đều sử dụng các luận điểm, luận cứ, các thao tác lập luận có tính thuyết phục.

- Điểm khác biệt:

  • Đối với đề tài nghị luận xã hội, người viết cần có vốn sống, vốn hiểu biết thực tế, hiểu biết xã hội phong phú, rông rãi và sâu sắc.

  • Đối với đề tài nghị luận văn học, người viết cần có khiến thức văn học, khả năng lí giải các vấn đề văn học, cảm thụ tác phẩm, hình tượng văn học.

4. Soạn câu luyện tập trang 183 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

Đề 1:

- Xô - cơ - rát sẽ nói với người khách: “Vậy tôi không có lí do gì để nghe câu chuyện của anh đâu”

- Bình luận về bài học rút ra từ câu chuyện:

+ Câu chuyện phê phán những kẻ hay đi nói xấu người khác, đồng thời làm nổi bật sự thông minh, hóm hỉnh của Xô- cơ- rát. Câu chuyện cũng khuyên chúng ta cần có thái độ, cách ứng xử hợp lí trong đời sống, đừng bao giờ làm kẻ ngồi lê đôi mách, nói những điều vô giá trị không cần thiết cho người khác

Đề 2:

- Phân tích đoạn: “Khi ta lớn lên…ngày đó”

- Nhà thơ đi sâu vào lí giải cội nguồn đất nước.

- Đoạn trích mở ra bằng sự thưc nhận về một điều đã là tất yếu : Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi .

- Nguyễn Khoa Điềm đã giải mã bằng nhận thức lắng sâu:

+ Đất nước có từ rất lâu, rất xa trong sâu thẳm của thời gian lịch sử, từ cái “ngày xửa ngày xưa”.

+ Nhà thơ hình dung về khởi đầu và quá trình trưởng thành của Đất nước :

  • Bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn à khởi thủy của Đất Nước là văn hóa được kết tinh từ tâm hồn Việt Từ truyền thuyết, truyện cổ tích đến ca dao tục ngữ  miếng trầu là hiện thân của tâm hồn dân tộc.

  • Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặcàlà nhận thức về tính cách anh hùng của con người Việt Nam.

  • Đất nước có từ rất xa nhưng lại hiện hữu trong những gì gần gũi, thân thiết nhất, trong lời kể chuyện của mẹ, trong miếng trầu bà ăn, trong phong tục, tập quán, trong tình nghĩa thủy chung, trong cái kèo cái cột, trong hạt gạo ta ăn hàng ngày …Đất nước hình thành và lớn lên tồn tại trong ngàn năm lịch sử, từ tình yêu đất nước, từ tình nghĩa thuỷ chung (cha mẹ thương nhau), từ sự nghiệp đấu tranh, từ cuộc sống lao động vất vả của người dân.

  • Đoạn thơ mở đầu giản dị, thân thiết như câu chuyện kể,giọng thơ thâm trầm, trang nghiêm làm cho suy tư về cội nguồn đất nước giàu chất triét luận mà vẫn tha thiết trữ tình . Lí giải 1 khái niệm lớn lao bằng hình ảnh bình dị đời thường để khẳng định: Đất nước không xa xôi trừu tượng mà gần gũi thân quen ngay trong cuộc sống mỗi con người. Đoạn thơ viết về đất nước bắt đầu một cách rất bình dị, tạo sự gần gũi mà thân thiết mà không bắt đầu một cách trang trọng .

Ngày:31/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM