Nội dung Bài thực hành 6 củng cố kiến thức về tính chất hóa học của Nước; Đồng thời rèn luyện kĩ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm với Natri và điphopho pentaoxit.
Nội dung bải giảng Tính chất - Ứng dụng của hiđro tìm hiểu về tính chất vật lí hiđrô là chất khí, nhẹ nhất trong các chất khí. Giúp học sinh biết và hiểu khí hiđrô tác dụng được với oxi ở dạng đơn chất, phản ứng này toả nhiệt; biết hỗn hợp khí hiđrô và oxi là hỗn hợp nổ; Cách đốt cháy hiđrô trong không khí, biết cách thử hiđrô nguyên chất và qui tắc an toàn khi đốt cháy hiđrô, biết viết phương trình hóa học của hiđrô với oxi.
Như các em đã biết nước có vai trò rất quan trọng trong đời sống hàng ngày của chúng ta? Vậy các em có biết nước có vai trò như thế nào? Có tính chất vật lí vật tính chất hóa học ra sao? Để hiểu rõ hơn tiết học này các em sẽ tìm hiểu.
Nội dung Bài thực hành 5 củng cố kiến thức về nguyên tắc điều chế khí Hiđro trong phòng thí nghiệm, tính chất vật lí và tính chất hóa học của Hiđro; Đồng thời rèn luyện kĩ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm điều chế và thu khí Hiđro vào ống nghiệm bằng phương pháp đẩy nước và đẩy không khí.
Bài thực hành 3 trình bày các bước tiến hành và kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm Hòa tan và đun nóng thuốc tím (kali pemanganat) và Thực hiện phản ứng với canxihiđroxit (nước vôi trong). Từ đó giúp các em chuẩn bị các kĩ năng cho phần thực hành trên lớp như Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm nêu trên; Quan sát, mô tả, giải thích được các hiện tượng hoá học; Viết tường trình hoá học.
Các em đã biết kích thước và khối lượng của nguyên tử, phân tử là vô cùng nhỏ bé, không thể cân, đo, đong, đếm chúng được. Nhưng trong Hóa học lại cần biết có bao nhiêu nguyên tử, phân tử và khối lượng, kích thước, thể tích của chúng tham gia và tạo thành trong một phản ứng hóa học. Để đáp ứng được yêu cầu này, các nhà hóa học đã đề xuất một khái niệm cho các hạt vi mô, đó gọi là Mol (đọc là "Mon")
Không khí có là điều rất quen thuộc và tồn tại trong bầu khí quyển xung quanh chúng ta. Vậy bằng cách nào người ta xác định được thành phần của không khí? Không khí có liên quan gì đến sự cháy? Tại sao gió càng lớn thì đám cháy càng lớn? Làm thế nào để dập tắt được sự cháy? Để hiểu rõ hơn tiết học này các em sẽ tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
Qua bài học hiđro, các em đã hiểu tính chất của hiđro, ứng dụng của hiđro. Như vậy hiđro là chất đóng vai trò như thế nào trong phản ứng oxi hoá- khử? Để hiểu rõ hơn tiết học này các em sẽ tìm hiểu.
Như các em đã biết khí oxi là sản phẩm của quá trình quang hợp của cây xanh. Nhưng trong hóa học thì khí oxi được điều chế như thế nào? Một số phản ứng phân hủy để tạo ra khí oxi ra sau? Để hiểu rõ hơn tiết học này các em sẽ tìm hiểu về Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy.
Ở các lớp dưới và ở chương I, II, III các em biết gì về nguyên tố oxi, về đơn chất phi kim oxi? Các em có nhận xét gì về màu sắc, mùi vị và tính tan trong nước của khí oxi? Oxi có thể tác dụng với các chất khác được không? Nếu được thì mạnh hay yếu? Cụ thể chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các vấn đề trên trong bài giảng Tính chất của oxi ngày hôm nay.
Oxit là gì? Có máy loại oxít? Công thức hóa học oxit gồm những nguyên tố nào? Cách gọi tên oxít như thế nào? Để hiểu rõ hơn tiết học này các em sẽ tìm hiểu về Oxit.
Như các em đã học xong các bài như oxit; tính chất của oxi; sự cháy…để các em hiểu và khắc sâu kiến thức hơn và giải được một số bài tập định tính và định lượng có liên quan đến những bài này. Tiết học này các em sẽ được học bài luyện tập.
Nội dung bài học nói đến các khái niệm về nguyên tử, cấu tạo hạt nhân, các loại hạt cơ bản cấu thành nguyên tử. Ta biết mọi vật thể tự nhiên hay nhân tạo đều được tạo ra từ chất này hay chất khác. Thế các chất được tạo từ đâu? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học sau.
Trong thí nghiệm hóa học hoặc trong đời sống hàng ngày các em thường hòa tan nhiều chất như đường, muối, ... vào nước ta được dung dịch đường, muối,...Vậy dung dịch là gì? Ta cùng nhau tìm hiểu trong bài giảng Dung dịch sau:
Nội dung bài Mở đầu giúp học sinh biết Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là môn học quan trọng và bổ ích.
Bước đầu biết rằng hoá học có vai trò trong cuộc sống của chúng ta, do đó cần phải có kiến thức Hoá học về các chất và sử dụng chúng trong cuộc sống.
Ở bài học trước ta đã biết chất được tạo nên từ các nguyên tố, Đơn chất được tạo nên từ một nguyên tố, còn hợp chất từ hai nguyên tố trở lên. Như vậy dùng các kí hiệu của nguyên tố ta có thể viết nên công thức hóa học để biểu diễn chất. Nội dung bài học hôm nay sẽ cho biết cách ghi và ý nghĩa của công thức hóa học.
Nội dung bài giảng trình bày các khái niệm nồng độ phần trăm, nồng độ phần trăm của dung dịch để các em vận dụng giải các bài tập về nồng độ dung dịch.
Chúng ta đã làm quen với một hợp chất vô cơ có tên là oxít. Trong các hợp chất vô cơ còn có các loại hợp chất khác: Axít, bazơ, muối. Chúng là những chất như thế nào?, có công thức hoá học, tên gọi ra sao?. Được phân loại như thế nào?. Tiết học này các em sẽ tìm hiểu qua nội dung bài giảng: Axit - Bazơ - Muối.
Như các em đã biết, ở một nhiệt độ nhất định các chất khác nhau có thể hòa tan nhiều hoặc ít không giống nhau. Đối với một chất nhất định, ở những nhiệt độ khác nhau cũng hòa tan nhiều ít khác nhau. Để có thể xác định lượng chất tan này, chúng ta hãy tìm hiểu độ tan của chất trong dung dịch ở bài giảng sau.
Khi nghiên cứu về tính chất của một chất khí nào đó, một câu hỏi được đặt ra là chất khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí đã biết bao nhiêu, hoặc nặng hơn hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần? Chúng ta hãy tìm hiểu qua bài học Tỉ khối của chất khí.