Hoá học 8 Bài 39: Bài thực hành 6
Nội dung Bài thực hành 6 củng cố kiến thức về tính chất hóa học của Nước; Đồng thời rèn luyện kĩ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm với Natri và điphopho pentaoxit.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Mục đích thí nghiệm
- Rèn luyện các kỹ năng thí nghiệm
- Nắm rõ các tính chất hóa học của nước
- Nghiên cứu các thí nghiệm, hoàn thành báo cáo thí nghiệm
1.2. Kỹ năng thí nghiệm
- Chỉ được làm thí nghiệm khi có sự hiện diện của giáo viên trong phòng thí nghiệm.
- Đọc kỹ hướng dẫn và suy nghĩ trước khi làm thí nghiệm.
- Luôn luôn nhận biết nơi để các trang thiết bị an toàn.
- Phải mặc áo choàng của phòng thí nghiệm.
- Phải mang kính bảo hộ.
- Phải cột tóc gọn lại.
- Làm sạch bàn thí nghiệm trước khi bắt đầu một thí nghiệm.
- Không bao giờ được nếm các hóa chất thí nghiệm. Không ăn hoặc uống trong phòng thí nghiệm.
- Không được nhìn xuống ống thí nghiệm.
- Nếu làm đổ hóa chất hoặc xảy ra tại nạn, báo cho giáo viên ngay lập tức.
- Rửa sạch da khi tiếp xúc với hóa chất.
- Nếu hóa chất rơi vào mắt, phải đi rửa mắt ngay lập tức.
- Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi qui định như được hướng dẫn.
1.3. Cơ sở lý thuyết
a. Thí nghiệm 1: Natri tác dụng với nước
Phương trình hóa học 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
b. Thí nghiệm 2: Nước tác dụng với vôi sống CaO
Phương trình hóa học: CaO +H2O → Ca(OH)2
c. Thí nghiệm 3: Nước tác dụng với điphotpho pentaoxit
Phương trình hóa học: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 (axit)
1.4. Dụng cụ thí nghiệm, hóa chất
a. Dụng cụ thí nghiệm
- Giấy lọc, dao, kẹp sắt,…
- Bát sứ, cốc thủy tinh, …
- Lọ thủy tinh có nút đậy bằng cau su, muỗng sắt, đèn cồn,…
b. Hóa chất
- Mẩu natri nhỏ bằng đầu diêm.
- Mẩu CaO, dung dịch phenolphatlein (hoặc mẩu giấy quỳ tím).
- Photpho đỏ, quỳ tím.
1.5. Cách tiến hành thí nghiệm
a. Thí nghiệm 1: Nước tác dụng với natri
- Lấy miếng kim loại natri ngâm trong lọ dầu hỏa đặt trên giấy lọc. Dùng dao cắt lấy một mẩu natri nhỏ bằng đầu que diêm.
- Nhỏ 1 – 2 giọt phenolphtalein vào tờ giấy lọc đã tẩm ướt.
- Thấm khô dầu và đặt mẩu natri lên tờ giấy lọc đã tẩm ướt nước.
- Tờ giấy lọc đã được uốn cong ở mép ngoài để mẩu natri không chạy ra ngoài.
b. Thí nghiệm 2: Nước tác dụng với vôi sống CaO
- Cho vào bát sứ nhỏ (hoặc ống nghiệm) một mẩu nhỏ bằng hạt ngô vôi sống CaO.
- Rót một ít nước vào vôi sống.
- Cho 1 – 2 giọt dung dịch phenolphatlein (hoặc mẩu giấy quỳ tím) vào dung dịch nước vôi mới tạo thành.
c. Thí nghiệm 3: Nước tác dụng với điphotpho pentaoxit
- Chuẩn bị một lọ thủy tinh có nút đậy bằng cao su và một muỗng sắt.
- Cho vào muỗng sắt một lượng nhỏ (bằng hạt đỗ xanh) photpho đỏ.
- Đưa muỗng sắt vào ngọn lửa đèn cồn cho P cháy trong không khí rồi đưa nhanh vào lọ.
- Khi P ngừng cháy thì đưa muỗng ra khỏi lọ và lưu ý không để P dư rơi xuống đáy lọ. Cho một ít nước vào lọ. Lắc cho khói trắng P2O5 tan hết trong nước.
- Cho mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch mới tạo thành trong lọ.
2. Báo cáo thực hành
2.1. Thí nghiệm 1: Nước tác dụng với natri
Ta thấy mẩu natri tan dần, chạy trong mẩu giấy lọc, có khí thoát ra.
Giấy lọc chuyển hồng do sản phẩm của phản ứng có NaOH.
2Na + H2O → 2NaOH + H2↑
2.2. Thí nghiệm 2: Nước tác dụng với vôi sống CaO
Khi ta rót nước vào mẩu vôi sống (CaO) ta thấy có khí bay lên, đồng thời dung dịch tạo thành có hiện tượng nóng lên do phản ứng tỏa ra nhiệt.
CaO + H2O → Ca(OH)2
Khi nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch phenolphatlein vừa tạo thành, ta thấy dung dịch chuyển hồng. Nếu ta dùng qùy tím thì quỳ chuyển sang màu xanh.
2.3. Thí nghiệm 3: Nước tác dụng với điphotpho pentaoxit
Ta thấy photpho cháy sáng, có khói tạo thành: 4P + 5O2 →(to) 2P2O5
Khi cho nước vào bình thủy tinh lắc cho khói tan hết, sau đó cho mẩu quỳ tím vào thì thấy mẩu quỳ tím chuyển đỏ do sản phẩm tạo thành là axit phophoric:
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
3. Luyện tập
Câu 1: Khi cho Na tác dụng với nước có hiện tượng gì?
A. Na tan dần và chạy trên mặt nước
B. Na chuyển đen
C. Na bốc hơi
D. Na hóa lỏng
Câu 2: Khi cho nước vào vôi sống sẽ có hiện tượng gì?
A. Xuất hiện kết tủa đen
B. Xuất hiện kết tủa xanh
C. Cốc đựng nóng lên và có khí thoát ra
D. Cốc đựng bốc cháy
Câu 3: Khi đưa quỳ tím vào dung dịch Ca(OH)2 quỳ tím có màu:
A. Đỏ
B. Xanh
C. Tím
D. Vàng
Câu 4: Nếu cho phenolphatlein vào dung dịch Ca(OH)2 thì dung dịch có màu:
A. Tím
B. Xanh
C. Hồng
D. Vàng
Câu 5: Khi cho oxit bazơ BaO tác dụng với nước ta được dung dịch:
A. BaOH
B. Ba(OH)3
C. BaH2O
D. Ba(OH)2
4. Kết luận
Sau bài học các em nắm được:
- Các bước tiến hành thí nghiệm
- Nêu được hiện tượng quan sát, giải thích
- Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra
Tham khảo thêm
- doc Hoá học 8 Bài 31: Tính chất - Ứng dụng của hiđro
- doc Hoá học 8 Bài 32: Phản ứng oxi hóa - khử
- doc Hoá học 8 Bài 33: Điều chế khí hiđro - Phản ứng thế
- doc Hoá học 8 Bài 34: Bài luyện tập 6
- doc Hoá học 8 Bài 35: Bài thực hành 5
- doc Hoá học 8 Bài 36: Nước
- doc Hoá học 8 Bài 37: Axit Bazơ Muối
- doc Hoá học 8 Bài 38: Bài luyện tập 7