Hoá học 8 Bài 20: Tỉ khối của chất khí

Khi nghiên cứu về tính chất của một chất khí nào đó, một câu hỏi được đặt ra là chất khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí đã biết bao nhiêu, hoặc nặng hơn hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần? Chúng ta hãy tìm hiểu qua bài học Tỉ khối của chất khí.

Hoá học 8 Bài 20: Tỉ khối của chất khí

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Bằng cách nào biết được khí A nặng hay nhẹ hơi khí B? 

+ dA/B > 1 ⇒ Khí A nặng hơn khí B

+ dA/B  = 1 ⇒ Khí A nặng bằng khí B

+ dA/B < 1 ⇒ Khí A nhẹ hơn khí B

1.2. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí?

- dA/KK : Tỉ khối của khí A đối với không khí

- MA : Khối lượng mol của khí A.

- MKK : Khối lượng mol của không khí.

Trong sinh học chúng ta đã biết không khí là hỗn hợp gồm nhiều khí, trong đó có hai khí chính là khí N2 chiếm khoảng 80% và khí O2 chiếm khoảng 20%. Do đó, khối lượng của “ mol không khí ”  là khối lượng của 0,8 mol khí nitơ +  khối lượng 0,2 mol khí oxi.

Vậy Mkk = (0,8 x 28g) + ( 0,2 x 32g) ≈  29 gam

- Ví dụ: Khí CO2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần? 

1.3. Tổng kết

Hình 1: Sơ đồ tư duy Tỉ khối của chất khí

2. Bài tập minh họa

2.1. Dạng 1: Tính tỉ khối

Bài 1: Khí nào nặng nhất trong các khí sau

A. CH

B. CO

C. N

D. H2

Hướng dẫn giải

dCO2/kk = 1,5 (1)

dCH4/kk = 0,55

dN2/kk = 0,96

dH2/kk = 0,07

Ta thấy dCO2/kk lớn nhất nên khí CO2 nặng nhất

Bài 2: Tính tỉ khối hơi của hỗn hợp Y đồng khối lượng gồm khí C2H4 (etilen), N2 và khí CO so với khí H2.

Hướng dẫn giải

Hỗn hợp Y gồm C2H4, N2 và CO có cùng khối lượng, mặt khác ta nhận thấy khối lượng mol của ba chất khí này đều bằng nhau và bằng 28 nên số mol mỗi khí trong Y đều bằng nhau.

dMY/H2 = 28 : 2 = 14

2.2. Dạng 2: Tính khối lượng mol

Bài 1: Tính khối lượng mol của khí A, biết tỉ khối của khí A đối với khí oxi là 2

Hướng dẫn giải

Áp dụng công thức tính tỉ khối: dA/O2 = MA/MO2 → MA = 32. 2 = 64

Bài 2: Tính khối lượng mol của khí B, biết rằng B nặng hơn không khí 1,52 lần

Hướng dẫn giải

Áp dụng công thức tính tỉ khối dB/kk = MB/Mkk → MB = 29.1,52 = 44,08

2.3. Dạng 3: Bài tập tổng hợp

Hỗn hợp khí gồm 11,2 lít khí N2 và 33,6 lít O2 ở đktc

a) Tính khối lượng của hỗn hợp khí.

b) Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp.

c) Hỗn hợp khí này nặng hay nhẹ hơn không khí

Hướng dẫn giải

a. nN2 = 11,2 ∶ 22,4 = 0,5 mol

nO2 = 33,6 : 22,4 = 1,5 mol

→ mN2 = 0,5 . (14. 2) = 14 g

mO2 = 1,5. 16. 2 = 48 g

Vậy tổng khối lượng hỗn hợp khí = 14 + 48 = 62 g

b. % theo khối lượng của N2 = (14: 62). 100 = 22,58%.

% theo khối lượng của O2 = 100% - 22,58% = 77,42%

c. Áp dụng công thức: M = \({M_{hh}} = \frac{{0,5.(14.2) + 1,5.(16.2)}}{{0,5 + 1,5}} = 31\) → dhh/kk = 31 : 29 = 1, 06

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Tỉ khối hơi của chất khí X so với khí metan CH4 bằng 4. Tìm khối lượng mol của chất khí X.

Câu 2: Hỗn hợp khí gồm 11,2 lít khí N2 và 33,6 lít khí O2 ở đktc.

a) Tính khối lượng của hỗn hợp khí.

b) Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp.

c) Hỗn hợp khí này nặng hay nhẹ hơn không khí.

Câu 3: Một hỗn hợp X gồm H2 và O2 (không có phản ứng xảy ra) có tỉ khối so với không khí là 0,3276.

a) Tính khối lượng mol trung bình của hỗn hợp.

b) Tính thành phần phần trăm theo số mol của mỗi khí trong hỗn hợp (bằng 2 cách khác nhau).

Câu 4: 16 g khí A có tỉ khối hơi đối với khí metan CH4 bằng 4.

a) Tính khối lượng mol của khí A.

b) Tính thể tích của khí A ở đktc.

Câu 5: Cho chất khí A có tỉ khối hơi đối với khí metan CH4 bằng 2,75. Tìm khối lượng mol của chất khí B, biết rằng tỉ khối hơi của chất khí B so với chất khí A bằng 1,4545.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Trong các khí sau, số khí nhẹ hơn không khí là: CO2, H2O, N2, H2, SO2

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 2: Trong các khí sau, số khí nặng hơn không khí là: CO2, H2O, N2, H2, SO2, N2O

A. 1

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 3: Khí SO2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao lần

A. Nặng hơn không khí 2,2 lần

B. Nhẹ hơn không khí 3 lần

C. Nặng hơn không khí 2,4 lần

D. Nhẹ hơn không khí 2 lần

Câu 4: Khí N2 nặng hay nhẹ hơn khí O2

A. N2 nặng hơn O2 1,75 lần

B. O2 nặng hơn N2 1,75 lần

C. N2 = O2

D. Không đủ điều kiện để kết luận

Câu 5: Cho CO2, H2O, N2, H2, SO2, N2O, CH4, NH3. Khí có thể thu được khi để đứng bình là

A. CO2, CH4, NH3

B. CO2, H2O, CH4, NH3

C. CO2, SO2, N2O

D. N2, H2, SO2, N2O, CH4, NH3

4. Kết luận

Sau bài học cần:

  • Cách xác định tỉ khối của chất khí A so với chất khí B
  • Biết cách xác định tỉ khối của chất khí so với không khí.
Ngày:27/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM