Hoá học 8 Bài 35: Bài thực hành 5

Nội dung Bài thực hành 5 củng cố kiến thức về nguyên tắc điều chế khí Hiđro trong phòng thí nghiệm, tính chất vật lí và tính chất hóa học của Hiđro; Đồng thời rèn luyện kĩ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm điều chế và thu khí Hiđro vào ống nghiệm bằng phương pháp đẩy nước và đẩy không khí.

Hoá học 8 Bài 35: Bài thực hành 5

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục đích lý thuyết

- Nghiên cứu thí nghiệm về cách điều chế hidro, cách thu khí hidro và thử tính chất của hidro

- Nắm vững một số kỹ năng thí nghiệm cơ bản

1.2. Kỹ năng thí nghiệm

a. Thí nghiệm 1: Điều chế khí Hiđro từ axit clohiđic HCl, kẽm Zn. Đốt cháy khí Hiđro trong không khí

- Để nghiêng ống nghiệm khi bỏ viên Zn vào → khỏi bể ống nghiệm

- Để khí H2 thoát ra một thời gian trước khi đốt

b. Thí nghiệm 2: Thu khí Hiđro bằng cách đẩy không khí

- Thu bằng cách đẩy nước: Phải đổ nước đầy ống nghiệm → úp ngược vào chậu → thu.

- Thu bằng cách đẩy không khí: úp miệng ống xuống dưới.

c. Thí nghiệm 3: Hiđro khử Đồng (II) oxit

- Đặt CuO vào đáy ống nghiệm.

- Miệng ống nghiệm đựng CuO thấp hơn đáy ống nghiệm.

- Nung nóng CuO trước → dẫn H2 vào.

1.3. Cơ sở lý thuyết

a. Thí nghiệm 1: Điều chế khí Hiđro từ axit clohiđic HCl, kẽm Zn. Đốt cháy khí Hiđro trong không khí

Phương trình hóa học:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

2H2O + O2 → 2H2O

b. Thí nghiệm 2: Thu khí Hiđro bằng cách đẩy không khí

Khí hiđro sinh ra theo ống dẫn khí vào đẩy không khí,đẩy nước ra và chiếm chỗ trong lọ.

c. Thí nghiệm 3: Hiđro khử Đồng (II) oxit

Phương trình hóa học:  CuO + H2 → Cu + H2O

1.4. Dụng cụ thí nghiệm, Hóa chất

a. Dụng cụ thí nghiệm

Ống nghiệm, nút cao su, ống dẫn khí, đóm, đèn cồn,…

- Ống gấp khúc chữ V,…

b. Hóa chất

- Dung dịch axit clohidric HCl, viên kẽm,…

- CuO

1.5. Cách tiến hành thí nghiệm

a. Thí nghiệm 1: Điều chế khí hidro từ axit clohidric HCl, kẽm. Đốt cháy khí hidro trong không khí.

- Lắp dụng cụ như hình vẽ 5.5. Cho vào ống nghiệm 3ml dung dịch axit clohidric HCl và 3 – 4 hạt kẽm Zn.

Thí nghiệm bài thực hành hóa 6

- Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua.

- Sau khi thử độ tinh khiết, khẳng định dòng khí hidro không có lẫn oxi (hoặc chờ khoảng một phút cho khí hidro đẩy hết không khí ra khỏi ống nghiệm), sau đó đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí.

b. Thí nghiệm 2: Thu khí Hiđro bằng cách đẩy không khí

- Lắp dụng cụ như hình 5.6. Úp một ống nghiệm lên đầu ống dẫn khí hidro sinh ra.

- Sau một phút, giữ cho ống nghiệm đứng thẳng và miệng ống úp xuống dưới, đưa miệng ống nghiệm vào gần sát ngọn lửa đèn cồn.

c. Thí nghiệm 3: Hiđro khử Đồng (II) oxit

- Cho vào ống nghiệm khoảng 10ml dung dịch axit clohidric loãng và 4 – 5 viên kẽm.

- Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn thủy tính xuyên qua, ở đầu ống thủy tinh này được uốn gấp khúc chữ V có chứa một ít bột đồng (II) oxit CuO (hình 5.7).

- Sau khi khẳng định dòng khí hidro không có lẫn oxi, dùng đèn cồn hơ nóng mạnh ở chỗ có CuO.

2. Báo cáo thí nghiệm

2.1 Thí nghiệm 1: Điều chế khí hidro từ axit clohidric HCl, kẽm. Đốt cháy khí hidro trong không khí.

Khi cho dung dịch axit clohidric tác dụng với Zn ta thấy dung dịch sủi bọt khí.

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Khi cho que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí thì que đóm bùng cháy:

2H2 + O2 →(to) 2H2O

2.2. Thí nghiệm 2: Thu khí Hiđro bằng cách đẩy không khí

Khi cho kẽm vào dung dịch HCl ta thấy sủi bọt khí.

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Sau một phút, giữ cho ống nghiệm đứng thẳng và miệng ống úp xuống dưới, đưa miệng ống nghiệm vào gần sát ngọn lửa đèn cồn. Ta thấy, ngọn lửa cháy có màu xanh và trên thành ống nghiệm có hơi nước đọng lại:

2H2 + O2 →(to) 2H2O

2.3. Thí nghiệm 3: Hiđro khử Đồng (II) oxit

Dung dịch trong ống nghiệm sủi bọt khí:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Sau khi đèn cồn hơ nóng mạnh chỗ có CuO một thời gian, ta thấy chỗ đó chất rắn màu đen chuyển thành đỏ, do H2 khử CuO (đen) tạo thành Cu (đỏ):

CuO + H2 →(to) Cu + H2O

3. Luyện tập

Câu 1: Khi cho viên kẽm (Zn) vào dung dịch HCl sẽ có hiện tượng gì xảy ra:

A. Dung dịch sôi lên, có khí thoát ra và viên kẽm tan dần

B. Có kết tủa trắng

C. Không có hiện tượng gì

D. Xuất hiện vẩn đục

Câu 2: Khi cho khí H2 tác dụng với CuO ở nhiệt độ cao có hiện tượng gì xảy ra?

A. CuO chuyển từ xanh sang đỏ

B. CuO chuyền từ đen sang xanh

C. CuO chuyển từ đen sang đỏ

D. CuO chuyển từ đỏ sang xanh

Câu 3: Khi viên kẽm tác dụng với HCl có khí thoát ra. Đốt khí đó trong không khí có màu:

A. Vàng

B. Da cam

C. Xanh

D. Đỏ

Câu 4: Cho từ từ 3,25 gam kẽm viên vào 120 ml dung dịch HCl 1M. Thể tích khí hidro sinh ra ở điều kiện tiêu chuẩn là:

A. 1,12 lít

B. 2,24 lít

C. 3,36 lít

D. 4,48 lít

Câu 5: Điều chế khí hidro trong phong thi nghiệm người ta có thể dùng kim loại kẽm, magie, nhôm cho tác dụng với dung dịch axit clohidric hoặc axit sunfuric loãng. Nếu lượng khí hidro sinh ra bằng nhau trong mỗi trường hợp thì dùng kim loại nào phản ứng với axit nào sẽ có khối lượng chất tham gia phản ứng nhỏ nhất?

A. Axit clohidric và nhôm

B. Axit sunfuric và magie

C. Axit sunfuric và kẽm

D. Axit clohidric và magie

4. Kết luận

Sau bài học các em nắm được:

  • Kỹ năng thực hành thí nghiệm
  • Kỹ năng viết báo cáo thí nghiệm 
  • Nắm vững cách điều chế TN  và tính chất về Hidro
Ngày:28/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM