Địa lý 7 Bài 35: Khái quát châu Mĩ
Bài học Địa lý 7 Bài 35 "Khái quát châu Mĩ" giúp các em khái quát được các đặc điểm tự nhiên cơ bản nhất của châu Mĩ, khám phá được sự rộng lớn của châu lục lớn thứ hai trên thế giới.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Một lãnh thổ rộng lớn
- Phạm vi lãnh thổ:
- Lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ: từ vùng cực Bắc tới vùng cực Nam và nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây.
- Diện tích: 42 triệu km2
- Vị trí địa lí:
- Tiếp giáp ba đại dương: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương
- Kênh đào Panama cắt qua eo đất Panama ⇒ nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
1.2. Vùng đất của dân nhập cư. Thành phần chủng tộc đa dạng
- Trước thế kỉ XVI có người Anh – Điêng và người Ex – ki – mô thuộc chủng tộc Môn – gô – lô – it.
- Từ thế kỉ XVI có thêm chủng tộc Ơ – rô – pê – ô –it, Nê – grô – it. Các chủng tộc đã hòa huyết với nhau tạo nên thành phần người lai.
2. Luyện tập
Câu 1: Châu Mĩ tiếp giáp với những đại dương nào? Tại sao nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây ?
Gợi ý trả lời
- Châu Mĩ tiếp giáp với ba đại dương lớn: Đại Tây Dương, Thái Binh Dương và Bắc Băng Dương.
- Nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây vì các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của châu Mĩ đều thuộc bán cầu Tây.
Câu 2: Cho biết ý nghĩa kinh tế của kênh đào Pa-na-ma.
Gợi ý trả lời
Kênh đào Pa-na-ma đã rút ngắn con đường đi biển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương.
Nhờ kênh đào này mà việc giao lưu giữa các nền kinh tế vùng châu Á - Thái Bình Dương với nền kinh tế Hoa Kì.
Kênh đào đã đem lại lợi ích rất lớn cho Hoa Kì, ngày nay kênh đào đã trao trả cho Pa-na-ma.
Câu 3: Nêu các luồng nhập cư vào châu Mĩ.
Gợi ý trả lời
- Các luồng nhập cư vào châu Mĩ:
- Luồng người từ Anh, Pháp, I-ta-li-a, Đức.
- Luồng người từ Tây Ban Nha.
- Luồng người từ Bồ Đào Nha.
3. Kết luận
Qua bài học này các em cần ghi nhớ các nội dung cơ bản như sau
- Nắm được vị trí địa lý, giới hạn, kích thước của châu Mĩ để hiểu rằng đây là châu lục nằm tách biệt ở nửa cầu Tây có diện tích rộng lớn đứng thứ hai thế giới .
- Châu Mĩ là lãnh thổ của dân nhập cư, có thành phần dân tộc đa dạng, văn hoá độc đáo .
Tham khảo thêm
- doc Địa lý 7 Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ
- doc Địa lý 7 Bài 37: Dân cư Bắc Mĩ
- doc Địa lý 7 Bài 38: Kinh tế Bắc Mĩ
- doc Địa lý 7 Bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo)
- doc Địa lý 7 Bài 40: Thực hành: Tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì và vùng công nghiệp
- doc Địa lý 7 Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ
- doc Địa lý 7 Bài 42: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (tiếp theo)
- doc Địa lý 7 Bài 43: Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ
- doc Địa lý 7 Bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ
- doc Địa lý 7 Bài 45: Kinh tế Trung và Nam Mĩ (tiếp theo)
- doc Địa lý 7 Bài 46: Thực hành: Sự phân hóa của thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy An-đet