Địa lý 7 Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ
Bài học Địa lý 7 Bài 36 "Thiên nhiên Bắc Mĩ" giúp các em tìm hiểu về địa hình Bắc Mĩ và sự phân hóa khí hậu thay đổi như thế nào. Các em hãy cùng tìm hiểu nhé.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Các khu vực địa hình
a. Hệ thống núi Cooc-đi-e ở phía tây
- Cao, đồ sộ nhất, dài 9000 km, chạy hướng Bắc – Nam.
- Gồm nhiều dãy chạy song song xen các cao nguyên lớn.
- Có nhiều khoáng sản: vàng, đồng, quặng đa kim, uranium…
b. Miền đồng bằng ở giữa
- Có dạng lòng máng cao dần về phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.
⇒ Không khí lạnh phương Bắc và không khí nóng phương Nam dễ xâm nhập sâu vào nội địa.
- Có nhiều hồ (Hồ Lớn) và hệ thống sông (Mit-xu-ri, Mi-xi-xi-pi).
c. Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông
- Là miền núi già, thấp, gồm bán đảo Labrador và dãy núi Apalat.
- Hướng đông bắc – tây nam.
- Giàu khoáng sản than và sắt.
1.2. Sự phân hóa khí hậu
- Sự phân hóa khí hậu theo chiều Bắc – Nam và Tây – Đông
- Bắc Mĩ có các vành đai khí hậu: Hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.
- Kiểu khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất.
- Trong mỗi đới khí hậu đều có sự phân hóa theo chiều Tây - Đông.
- Sự phân hóa khí hậu theo độ cao
- Thể hiện ở miền núi trẻ Cooc – đi- e.
2. Luyện tập
Câu 1: Xác định độ cao trung bình, sự phân bố các dãy núi và các cao nguyên của hệ thống Coóc-đi-e.
Gợi ý trả lời
- Hệ thống Coóc-đi-e cao trung bình 3.000 - 4.000m.
- Các dãy núi và các cao nguyên của hệ thống Coóc-đi-e chạy đọc bờ phía tây của lục địa Bắc Mĩ.
Câu 2: Em hãy cho biết kiểu khí hậu nào ở Bắc Mĩ chiếm diện tích lớn nhất?
Gợi ý trả lời
Ở Bắc Mĩ, kiểu khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất.
Câu 3: Giải thích tại sao có sự khác biệt về khí hậu giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 100°T của Hoa Kì?
Gợi ý trả lời
- Giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 100°T của Hoa Kì có sự khác nhau về khí hậu, vì:
- Phía tây kinh tuyến 100°T là hệ thông Coóc-đi-e, có các dãy núi chạy theo hướng bắc - nam chắn sự di chuyển của các khối khí theo hướng tây - đông, nên ở các sườn phía đông, các cao nguyên và sơn nguyên nội địa ít mưa. Mặt khác, dòng biển lạnh Ca-li-phoóc-ni-a đã cản trở ảnh hưởng của biển vào đất liền, gây khô hạn.
- Phía đông kinh tuyến 100°T là miền đồng bằng trung tâm và miền núi già và sơn nguyên thấp. Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ đã tạo điều kiện cho khối không khí lạnh xâm nhập sâu về phía nam vào mùa đông.
3. Kết luận
Qua bài học này các em cần ghi nhớ các nội dung cơ bản như sau
- Nắm vững đặc điểm địa hình của Bắc Mĩ.
- Nắm vững sự phân hoá địa hình theo hướng kinh tuyến, từ đó kéo theo sự phân hoá khí hậu ở Bắc Mĩ.
Tham khảo thêm
- doc Địa lý 7 Bài 35: Khái quát châu Mĩ
- doc Địa lý 7 Bài 37: Dân cư Bắc Mĩ
- doc Địa lý 7 Bài 38: Kinh tế Bắc Mĩ
- doc Địa lý 7 Bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo)
- doc Địa lý 7 Bài 40: Thực hành: Tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì và vùng công nghiệp
- doc Địa lý 7 Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ
- doc Địa lý 7 Bài 42: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (tiếp theo)
- doc Địa lý 7 Bài 43: Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ
- doc Địa lý 7 Bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ
- doc Địa lý 7 Bài 45: Kinh tế Trung và Nam Mĩ (tiếp theo)
- doc Địa lý 7 Bài 46: Thực hành: Sự phân hóa của thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy An-đet