Địa lý 7 Bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo)
Bài học Địa lý 7 Bài 39 "Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo)" giúp các em hoàn thiện kiến thức về nền kinh tế Bắc Mĩ trên tất cả các ngành: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Ngoài ra các em còn được tìm hiểu những thông tin cơ bản về Hiệp hội mậu dịch tự do Bắc Mĩ (viết tắt là NAFTA).
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Công nghiệp chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới
Các nước Bắc Mĩ có nền công nghiệp phát triển cao, đặc biệt là Hoa Kì và Ca-na-đa.
Một số dấu ấn của nền công nghiệp Bắc Mĩ
- Tỷ trọng GDP dịch vụ của các nước Bắc Mỹ chiếm tỷ trọng rất cao
- Ca-na-đa và Mê-h-cô chiếm 68%, Hoa Kì 72%
- Các ngành phát triển mạnh: Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông … đóng vai trò quan trọng
- Tập trung chủ yếu ven vùng Hồ lớn, Thái Bình Dương, Vịnh Mê-hi-cô …
- Thường xuyên chuyển đổi cơ cấu ngành, cơ cấu vùng
1.3. Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA)
- Thời gian: Năm 1993, Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ được thông qua.
- Các nước thành viên: Hoa Kì, Ca-na-đa và Mê-hi-cô.
- Mục đích:
- Tạo thị trường chung rộng lớn
- Tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
- Vai trò của Hoa Kì:
- Chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài vào Mê-hi-cô, hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của Ca-na-đa
2. Luyện tập
Câu 1: Nêu sự phân bố các ngành công nghiệp ở Bắc Mĩ.
Gợi ý trả lời
Công nghiệp Ca-na-đa tập trung ở các thành phố lớn về phía bắc Hồ Lớn và duyên hải Đại Tây Dương.
- Công nghiệp Hoa Kì tập trung ở vùng Đông Bắc, vùng Nam và Đông Nam.
- Công nghiệp Mê-hi-cô tập trung chủ yếu ở Mê-hi-cô Xi-ti và các thành phố ven vịnh Mê-hi-cô.
Câu 2: Em hãy phân tích khả năng cạnh tranh của khối kinh tế NAFTA?
Gợi ý trả lời
- Khối ngành kinh tế này được thành lập để kết hợp thế mạnh của cả 3 nước nhằm mục đích:
- Tạo nên một thị trường chung rộng lớn
- Tăng sức cạnh tranh trên trường thế giới.
- Hoa Kì và Ca-na-đa là hai nước có nền kinh tế phát triển cao, công nghệ hiện đại. Mê-hi-cô có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.
Sự kết hợp của 3 nước đã góp phần:
- Tạo ra sức mạnh tổng hợp để cạnh tranh trên thị trường thế giới.
- Tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ từ Hoa Kì, Ca-na-đa sang Mê-hi-cô.
- Tận dụng được nguyên liệu, lao động của Mê-hi-cô.
- Mở rộng thị trường nội địa.
3. Kết luận
Qua bài học này các em cần ghi nhớ các nội dung cơ bản như sau
- Biết công nghiệp Bắc Mĩ phát triển đến trình độ rất cao
- Trong công nghiệp có sự chuyển biến trong phân bố sản xuất
- Hiểu rõ mối quan hệ giữa các nước thành viên trong (NAFTA)
- Vai trò của Hoa Kì trong (NAFTA)
Tham khảo thêm
- doc Địa lý 7 Bài 35: Khái quát châu Mĩ
- doc Địa lý 7 Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ
- doc Địa lý 7 Bài 37: Dân cư Bắc Mĩ
- doc Địa lý 7 Bài 38: Kinh tế Bắc Mĩ
- doc Địa lý 7 Bài 40: Thực hành: Tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì và vùng công nghiệp
- doc Địa lý 7 Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ
- doc Địa lý 7 Bài 42: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (tiếp theo)
- doc Địa lý 7 Bài 43: Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ
- doc Địa lý 7 Bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ
- doc Địa lý 7 Bài 45: Kinh tế Trung và Nam Mĩ (tiếp theo)
- doc Địa lý 7 Bài 46: Thực hành: Sự phân hóa của thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy An-đet