Sinh học 11 Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật

Trong bài học này, các em sẽ được tìm hiểu: khái niệm chung về sinh sản, sinh sản vô tính, các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật. Giúp các em nhận biết các dạng sinh sản vô tính thường gặp trong tự nhiên.

Sinh học 11 Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm chung về sinh sản

- Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới, bảo đảm sự phát triển liên tục của loài
Các hình thức sinh sản: Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính

  • Ví dụ: sinh sản ở động vật và sinh sản ở thực vật.

Sinh sản vô tính ở thực vật và sinh sản vô tính ở động vật

1.2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật

a. Sinh sản bào tử

- Hình thức sinh sản này có ở những cơ thể luôn có sự xen kẽ của hai thế hệ như rêu, dương xỉ.

- Trong hình thức sinh sản bào tử, cơ thể mới được phát triển từ bào tử, cơ thể mới được phát triển từ bào tử, bào tử lại hình thành trong túi bào tử từ thể bào tử.

Sinh sản bào tử

b. Sinh sản sinh dưỡng

- Cơ thể được hình thành từ một bộ phận (thân, lá, rễ) của thực vật.

1.3. Phương pháp nhân giống vô tính

a. Ghép chồi và ghép cành

- Một chồi hay một cành nhỏ từ cây này có thể được ghép lên một cây khác của các loài có quan hệ họ hàng hay các thứ khác nhau của cùng một loài. Ghép cây phải thực hiện lúc cây còn non.

- Cây cho hệ thống rễ được gọi là gốc ghép, cành hay chồi ghép được gọi là cành ghép. Ghép có thể kết hợp được chất lượng tốt giữa cành ghép và gốc ghép.

Ghép chồi và ghép cành

b. Giâm cành

Giâm cành là hình thức cắt từ thân, nhánh hay từ đoạn thân có chồi ngọn. Nơi vết cắt sẽ mọc ra một khối tế bào không chuyên hóa gọi là mô sẹo, sau đó các rễ bất định mọc ra từ mô sẹo này.

Cành được giâm

c. Chiết cành

Quá trình chiết cành

d. Nuôi cấy tế bào và mô thực vật

Quy trình nuôi cấy mô ở thực vật

- Là sự nuôi cấy các tế bào lấy từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật như củ, lá, đỉnh sinh trưởng, bao phấn, hạt phấn, túi phôi,… trên môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo ra các cây con. Sau đó, cây con được chuyển ra trồng ở đất.

- Cơ sở của công nghệ nuôi cấy tế bào là tính toàn năng của tế bào

1.4. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người

a. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật

Sinh sản vô tính giúp cho sự tồn tại là phát triển của loài

b. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống con người

  • Tăng hiệu quả kinh tế nông nghiệp
  • Tạo giống cây sạch bệnh
  • Nhân nhanh các giống cây trồng
  • Bảo tồn các giống cây quý hiếm

2. Bài tập minh họa

Bài 1: Giải thích tại sao từ một phần cơ quan sinh dưỡng có thể sinh sản được cây con mang đặc tính giống hệt như cây mẹ? Từ đó, định nghĩa thế nào là sinh sản vô tính?

Hướng dẫn giải:

Dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân tế bào, và đặc điểm của tế bào thực vật theo nguyên tắc: Tính toàn năng của tế bào (mỗi tế bào mang đầy đủ lượng thông tin di truyền của cơ thể và có khả năng phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh) và khả năng biệt hóa của tế bào mà một phần cơ quan sinh dưỡng cũng có thể sinh sản được cây giống y hệt cây mẹ.

→ Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng, con sinh ra giống nhua và giống y hệt mẹ.

Bài 2: Tại sao cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành?

Hướng dẫn giải:

  • Vì cây ăn quả lâu năm nếu muốn gieo từ hạt thành cây trưởng thành thì mất rất nhiều thời gian.
  • Chiết cành có thể rút ngắn được thời gian sinh trưởng, duy trì giống cây tốt trước đó.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Nêu các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật?

Câu 2: Sinh sản là gì? Thế nào là sinh sản vô tính? Vì sao cá thể con trong sinh sản vô tính giống hệt cá thể mẹ?

Câu 3: Nêu những lợi ích của các phương pháp nhân giống vô tính?

Câu 4: Trình bày cơ sở khoa học và phương pháp của các hình thức nhân giống (giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô)?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản

A. chỉ cần một cá thể bố hoặc mẹ.

B. không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái.

C. bằng giao tử cái.

D. có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái.

Câu 2: Cơ sở sinh lí của công nghệ nuôi cấy tế bào, mô thực vật là tính

A. toàn năng.

B. phân hoá.

C. chuyên hoá.

D. cảm ứng.

Câu 3: Sinh sản vô tính là: 

A. Tạo ra cây con giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
B. Tạo ra cây con giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
C. Tạo ra cây con giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái. 
D. Tạo ra cây con mang những tính trạng giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.

Câu 4: Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô? 

A. Phục chế những cây quý, hạ giá thanh cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất.
B. Nhân nhanh với số lượng lớn cây giống và sạch bệnh.
C. Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền. 
D. Dễ tạo ra nhiều biến dị đi truyền tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống.

Câu 5: Sinh sản bào tử là: 

A. Tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể.
B. Tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh do nguyên phân ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể.
C. Tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh do giảm phân ở pha giao tử thể của những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và thể giao tử. 
D. Tạo ra thế hệ mới từ hợp tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể.

3.3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Sinh sản vô tính ở thực vật Sinh học 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được:

  • Nêu khái niệm sinh sản và trình bày các hình thức sinh sản ở thực vật.
  • Nêu được khái niệm sinh sản vô tính ở thực vật.
  • Trình bày các hình thức sinh sản vô tính và các phương pháp nhân giống vô tính được áp dụng trong đời sống thực tiễn.
  • Hiểu được cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống vô tính và nêu được vai trò và ý nghĩa của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người.
  • Trình bày được vai trò của sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng của sinh sản vô tính trong đời sống con người.
Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM