Sinh học 11 Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản
Trong bài này các em được tìm hiểu về: cơ chế điều hòa quá trình sinh tinh và sinh trứng, ảnh hưởng của hệ thần kinh và môi trường đến quá trình sinh tinh và sinh trứng. Từ đó, các em tự giác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe vị thành niên hiệu quả, tuyên truyền phổ biến kiến thức trong đời sống nâng cao hiểu biết cho mọi người.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng
a. Cơ chế điều hòa sinh tinh
- Các hoocmôn do các tuyến nội tiết tiết ra đi theo đường máu đến tinh hoàn kích thích sản sinh tinh trùng.
- Khi nồng độ testostêrôn trong máu tăng cao, cả vùng dưới đồi và tuyến yên đều bị ức chế nên giảm tiết GnRH, FSH và LH.
b. Cơ chế điều hòa sinh trứng
- Các hoocmôn do các tuyến nội tiết tiết ra đi theo đường máu đến buồng trứng kích thích sản sinh trứng.
- Khi nồng độ prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu tăng cao, cả vùng dưới đồi và tuyến yên đều bị ức chế nên giảm tiết GnRH, FSH và LH.
- Do nồng độ các hoocmôn sinh dục biến động theo chu kì nên quá trình phát triển, chín và rụng của trứng cũng diễn ra theo chu kì. Các loài động vật khác nhau có chu kì trứng chín và rụng khác nhau.
+ Ví dụ:
- Ở vùng nhiệt đới, chu kì chín và rụng trứng của chuột là 5 ngày, bò 21 ngày, lợn 24 ngày, trâu 25 ngày.
- Ở người, trứng chín và rụng theo chu kì tháng, trung bình cứ sau 28 ngày lại có một trứng chín và rụng.
1.2. Ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh trứng
Ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh trứng :
- Căng thẳng thần kinh kéo dài (stress), sợ hãi, lo âu, buồn phiền kéo dài gây rối loạn quá trình trứng chín và rụng, làm giảm sản sinh tinh trùng
- Sự hiện diện và mùi của con đực tác động lên hệ thần kinh và nội tiết, qua đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chín và rụng của trứng và ảnh hưởng đến hành vi sinh dục của con cái
- Thiếu ăn, suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống không hợp lí gây rối loạn quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng.
- Người nghiện thuốc lá, nghiện rượu, nghiện ma túy có quá trình sinh trứng bị rối loạn, tinh hoàn giảm khả năng sản sinh tinh trùng.
2. Bài tập minh họa
Rối loạn sản xuất hoocmôn FSH, LH, ơstrogen và progestêron có ảnh hưởng đến quá trình sản sinh trứng hay không? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
- Rối loạn sản xuất hoocmôn FSH, LH, ơstrogen và progestêron có ảnh hưởng đến quá trình sản sinh trứng.
- Vì FSH, LH kích thích phát triển nang trứng, làm cho trứng chín và rụng.
- Rối loạn sản xuất hoocmôn FSH, LH của tuyến yên thì sẽ làm rối loạn quá trình trứng chín và rụng.
- Nồng độ prôgesterôn và ơstrogen trong máu có tác dụng làm quá trình sản xuất hoocmôn FSH, LH của tuyến yên.
- Vì vậy ảnh hưởng đến quá trình sản sinh trứng.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Có thể điều hòa sinh sản ở động vật bằng những cơ chế nào? Cho ví dụ.
Câu 2: Rối loạn sản xuất hoocmôn FSH, LH và testostêron có ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tinh trùng hay không? Vì sao?
Câu 3: Vẽ sơ đồ và giải thích cơ chế điều hòa sinh trứng?
Câu 4: Hằng ngày, phụ nữ uống viên thuốc tránh thai (chứa prôgestêrôn hoặc prôgesterôn, ơstrôgen) dư có thể tránh được mang thai, tại sao?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Kích tế bào kẽ (tế bào Lêiđich) sản xuất ra testostêrôn là
A. hoocmôn LH.
B. hoocmôn GnRH.
C. hoocmôn ICSH.
D. hoocmôn FSH.
Câu 2: Điều nào sau đây không liên quan đến nồng độ hoocmôn nhau thai (HCG)?
A. thể vàng hoạt động.
B. nồng độ LH cao.
C. phát triển của phôi.
D. nồng độ prôgestêron cao
Câu 3: Trong cơ chế điều hoà sinh tinh trùng, testostêrôn tiết ra từ
A. tế bào kẽ trong tinh hoàn.
B. tuyến yên
C. vùng dưới đồi
D. ống sinh tinh.
Câu 4: Kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng là
A. hoocmôn FSH.
B. hoocmôn LH.
C. hoocmôn GnRH.
D. hoocmôn ICSH.
Câu 5: Kích tế bào kẽ (tế bào Lêiđich) sản xuất ra testostêrôn là
A. hoocmôn LH.
B. hoocmôn GnRH.
C. hoocmôn ICSH.
D. hoocmôn FSH.
3.3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Cơ chế điều hòa sinh sản Sinh học 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
4. Kết luận
- Sau khi học xong bài này học sinh có thể:
- Định nghĩa được sinh sản hữu tính.
- Nêu được 3 giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính.
- Phân biệt được thụ tinh ngoài với thụ tinh trong và nêu được ưu thế của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài.
- Nêu được các hình thức đẻ trứng và đẻ con ở động vật.
Tham khảo thêm
- doc Sinh học 11 Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật
- doc Sinh học 11 Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật
- doc Sinh học 11 Bài 43: Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
- doc Sinh học 11 Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật
- doc Sinh học 11 Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật
- doc Sinh học 11 Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
- doc Sinh học 11 Bài 48: Ôn tập chương II, III, IV