Địa lý 7 Bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ

Bài học Địa lý 7 Bài 44 "Kinh tế Trung và Nam Mĩ" giúp các em nắm chắc kiến thức về nền kinh tế nông nghiệp ở các nước khu vực Trung và Nam Mĩ; những thành tựu và những khó khăn còn gặp phải và sự phân bố của nó.

Địa lý 7 Bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nông nghiệp

a. Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp

Trồng lúa mì ở Pê-ruChăn thả bò ở Ac-hen-ti-naThu hoạch đậu tương ở Bra-xin

- Các công ty của Hoa Kì và Anh đã mua những diện tích đất rộng lớn để lập đồn điền trồng trọt, chăn nuôi và chế biến xuất khẩu.

- Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp

- Đại điền trang:

  • Thuộc sở hữu của các đại điền chủ, chỉ chiếm dưới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích.
  • Quy mô lớn, canh tác theo lỗi quảng canh, năng suất thấp.

- Tiểu điển trang:

  • Thuộc sở hữu của các hộ nông dân
  • Quy mô nhỏ, trồng lương thực để tự túc

- Sở hữu của tư bản nước ngoài

  • Thuộc sở hữu của các công ty tư bản Hoa Kì, Anh
  • Lập đồn điền để trồng trọt, chăn nuôi và xây dựng các cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu.

b. Các ngành nông nghiệp

Lược đồ nông nghiệp Trung và Nam Mĩ

- Hình thức canh tác chủ yếu: quảng canh và độc canh.

- Ngành trồng trọt:

  • Lúa mì là sản phẩm xuất khẩu chính. Các nước xuất khẩu lúa mì là Bra-xin, Ac-hen-ti-na.
  • Nông sản chủ yếu là cây công nghiệp và cây ăn quả xuất khẩu.
  • Trồng trọt mang tính chất độc canh do lệ thuộc vào nước ngoài.
  • Phần lớn Trung và Nam Mĩ phải nhập lương thực, thực phẩm từ nước ngoài.

- Ngành chăn nuôi:

  • Phát triển với quy mô lớn.
  • Chăn nuôi bò thịt và bò sữa phát triển ở các nước Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay
  • Cừu và lạc đà phân bố chủ yếu ở trên sườn núi Trung An- đét

2. Luyện tập

Câu 1: Cho biết loại gia súc chủ yếu được nuôi ở Trung và Nam Mĩ. Chúng được phân bố chủ yếu ở đâu? Vì sao?

Gợi ý trả lời

- Bò thịt, bò sữa được nuôi nhiều ở Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Ư-ru-goay, Pa-ra-goay. Ở đây, có nhiều đồng cỏ rộng tươi tốt.

- Cừu, lạc đà được nuôi chủ yếu trên sườn núi An-đét, phù hợp với điều kiện chăn thả, khí hậu.

Câu 2: Em hãy nêu hậu quả của sự phân chia quyền sử dụng đất đai ở Trung và Nam Mĩ.

Gợi ý trả lời

Sựu phân chia quyền sử dụng đất đai ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất vì người dân không có điều kiện để cải tiến kĩ thuật, bị phụ thuộc vào đại điền trang, năng suất lao động thấp. Trong khi xuất khẩu các nông sản nhiệt đới nhưng lại phải nhập khẩu lương thực.

Câu 3: Hãy giải thích tại sao kết quả của cải cách ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ lại hạn chế?

Gợi ý trả lời

Do vấp phải sự chống đối của đại điền chủ và công ty nước ngoài vì chưa có những chính sách hợp lí, chưa thật sự đãi ngộ với họ, để họ tự nguyện, hi sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích nhà nước, lợi ích quốc gia.

3. Kết luận

Qua bài học này các em cần ghi nhớ các nội dung sau

  • Hiểu rõ được sự phân chia đất đai ở Trung và Nam Mĩ không đồng đều, với hai hình thức sản xuất nông nghiệp đại điền trang (La-ti-fun-đia) và tiểu điền trang (Mi-ni-fun-đia).
  • Cải cách ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ ít thành công.
  • Nắm vững sự phân bố nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.
Ngày:27/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM