Giải bài tập SBT Toán 12 Bài 1: Lũy thừa

Để giúp các em học sinh lớp 12 học tập thật tốt môn Toán, eLib xin giới thiệu nội dung giải bài tập bài Lũy thừa SBT trang 99, 100 bên dưới đây. Tài liệu gồm tất cả các bài tập có phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết, rõ ràng, sẽ giúp các em ôn tập lại kiến thức, cũng cố kĩ năng làm bài hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo.

Giải bài tập SBT Toán 12 Bài 1: Lũy thừa

1. Giải bài 2.1 trang 99 SBT Giải tích 12

Tính

a) \(\dfrac{10^{2+\sqrt 7}}{2^{2+\sqrt 7}.5^{1+\sqrt 7}}\)

b) \((4^{2\sqrt 3}-4^{\sqrt 3-1}).2^{-2\sqrt 3}\)

Phương pháp giải

Áp dụng:

 \((a.b)^m=a^m.b^m\\ \dfrac{a^m}{a^n}=a^{m-n}\,\,\,\,(a\ne 0)\\ (a+b).c=ac+bc\)

Hướng dẫn giải

a)

\(\dfrac{10^{2+\sqrt 7}}{2^{2+\sqrt 7}.5^{1+\sqrt 7}}=\dfrac{(2.5)^{2+\sqrt 7}}{2^{2+\sqrt 7}.5^{1+\sqrt 7}}\\ =\dfrac{2^{2+\sqrt 7}.5^{2+\sqrt 7}}{2^{2+\sqrt 7}.5^{1+\sqrt 7}}\\ =5\)

b)

\((4^{2\sqrt 3}-4^{\sqrt 3-1}).2^{-2\sqrt 3}=(2^{4\sqrt 3}-2^{2\sqrt 3-2}).2^{-2\sqrt 3}\\ =2^{4\sqrt 3-2\sqrt 3}-2^{2\sqrt 3-2-2\sqrt 3}\\ =2^{2\sqrt 3}-2^{-2}\\ =2^{2\sqrt 3}-\dfrac 1 4\)

2. Giải bài 2.2 trang 99 SBT Giải tích 12

Tính

a) \(\dfrac{10^{2+\sqrt 7}}{2^{2+\sqrt 7}.5^{1+\sqrt 7}}\)

b) \((4^{2\sqrt 3}-4^{\sqrt 3-1}).2^{-2\sqrt 3}\)

Phương pháp giải

Áp dụng:

\(a^{-m}=\dfrac 1 {a^m}\,\,\,(a\ne 0;\,m>0)\\ {(a^m)}^{n}=a^{m.n}\)

Hướng dẫn giải

a)

\(27^{\frac 2 3}-(-2)^{-2}+\left(3\dfrac 3 8\right)^{-\frac 1 3}\\ \begin{align} & ={{\left( {{3}^{3}} \right)}^{\frac{2}{3}}}-\frac{1}{{{\left( -2 \right)}^{2}}}+{{\left( \frac{27}{8} \right)}^{-\frac{1}{3}}} \\ & ={{3}^{3.\frac{2}{3}}}-\frac{1}{4}+{{\left[ {{\left( \frac{3}{2} \right)}^{3}} \right]}^{-\frac{1}{3}}}={{3}^{2}}-\frac{1}{4}+{{\left( \frac{3}{2} \right)}^{-1}} \\ & =9-\frac{1}{4}+\frac{2}{3}=\frac{113}{12} \\ \end{align} \)

b)

\((-0,5)^{-4}-625^{0,25}-\left(2\dfrac 1 4\right)^{-1\frac 1 2}\\ \begin{align} & ={{\left( \frac{-1}{2} \right)}^{-4}}-{{\left( {{5}^{4}} \right)}^{\frac{1}{4}}}-{{\left( \frac{9}{4} \right)}^{-\frac{3}{2}}} \\ & ={{\left( -2 \right)}^{4}}-{{5}^{4.\frac{1}{4}}}-{{\left[ {{\left( \frac{3}{2} \right)}^{2}} \right]}^{-\frac{3}{2}}} \\ & =16-5-{{\left( \frac{3}{2} \right)}^{-3}} \\ & =11-{{\left( \frac{2}{3} \right)}^{3}}=11-\frac{8}{27}=\frac{289}{27} \\ \end{align} \)

3. Giải bài 2.3 trang 100 SBT Giải tích 12

Cho a và b là các số dương. Đơn giản các biểu thức sau:

\(\begin{align} & a)\,\frac{{{a}^{\frac{4}{3}}}\left( {{a}^{-\frac{1}{3}}}+{{a}^{\frac{2}{3}}} \right)}{{{a}^{\frac{1}{4}}}\left( {{a}^{\frac{3}{4}}}+{{a}^{-\frac{1}{4}}} \right)}; \\ & b)\,\frac{{{a}^{\frac{1}{3}}}\sqrt{b}+{{b}^{\frac{1}{3}}}\sqrt{a}}{\sqrt[6]{a}+\sqrt[6]{b}}; \\ & c)\,\left( \sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b} \right)\left( {{a}^{\frac{2}{3}}}+{{b}^{\frac{2}{3}}}-\sqrt[3]{ab} \right); \\ & d)\,\left( {{a}^{\frac{1}{3}}}+{{b}^{\frac{1}{3}}} \right):\left( 2+\sqrt[3]{\frac{a}{b}}+\sqrt[3]{\frac{b}{a}} \right) \\ \end{align} \)

Phương pháp giải

a), b) Sử dụng các công thức về tính chất của lũy thừa.

c) Sử dụng hằng đẳng thức \(\left( {A + B} \right)\left( {{A^2} - AB + {B^2}} \right) = {A^3} + {B^3}\)

d) Quy đồng mẫu thức tổng trong ngoặc và rút gọn biểu thức.

Hướng dẫn giải

\(\begin{align} &a)\,\frac{{{a}^{\frac{4}{3}}}\left( {{a}^{-\frac{1}{3}}}+{{a}^{\frac{2}{3}}} \right)}{{{a}^{\frac{1}{4}}}\left( {{a}^{\frac{3}{4}}}+{{a}^{-\frac{1}{4}}} \right)} \\ & =\frac{{{a}^{\frac{4}{3}}}.{{a}^{\frac{-1}{3}}}+{{a}^{\frac{4}{3}}}.{{a}^{\frac{2}{3}}}}{{{a}^{\frac{1}{4}}}.{{a}^{\frac{3}{4}}}+{{a}^{\frac{1}{4}}}.{{a}^{\frac{-1}{4}}}} \\ & =\frac{{{a}^{\frac{4}{3}+\frac{-1}{3}}}+{{a}^{\frac{4}{3}+\frac{2}{3}}}}{{{a}^{\frac{1}{4}+\frac{3}{4}}}+{{a}^{\frac{1}{4}+\frac{-1}{4}}}} \\ & =\frac{a+{{a}^{2}}}{a+1} \\ & =\frac{a\left( 1+a \right)}{1+a}=a \\ \end{align}\)
\(b)\,\dfrac{{{a}^{\frac{1}{3}}}\sqrt{b}+{{b}^{\frac{1}{3}}}\sqrt{a}}{\sqrt[6]{a}+\sqrt[6]{b}}\\ =\dfrac{{{a}^{\frac{1}{3}}}.{{b}^{\frac{1}{2}}}+{{b}^{\frac{1}{3}}}.{{a}^{\frac{1}{2}}}}{{{a}^{\frac{1}{6}}}+{{b}^{\frac{1}{6}}}}\\ =\dfrac{{{a}^{\frac{1}{3}}}.{{b}^{\frac{1}{3}}}\left( {{b}^{\frac{1}{6}}}+{{a}^{\frac{1}{6}}} \right)}{{{a}^{\frac{1}{6}}}+{{b}^{\frac{1}{6}}}}\\ ={{a}^{\frac{1}{3}}}.{{b}^{\frac{1}{3}}}=\sqrt[3]{ab} \)

\(c)\,\left( \sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b} \right)\left( {{a}^{\frac{2}{3}}}+{{b}^{\frac{2}{3}}}-\sqrt[3]{ab} \right)\\ \begin{align} & =\left( {{a}^{\frac{1}{3}}}+{{b}^{\frac{1}{3}}} \right)\left[ {{\left( {{a}^{\frac{1}{3}}} \right)}^{2}}-{{a}^{\frac{1}{3}}}.{{b}^{\frac{1}{3}}}-{{\left( {{b}^{\frac{1}{3}}} \right)}^{2}} \right] \\ & ={{\left( {{a}^{\frac{1}{3}}} \right)}^{3}}+{{\left( {{b}^{\frac{1}{3}}} \right)}^{3}}=a+b \\ \end{align} \)
\(d)\,\left( {{a}^{\frac{1}{3}}}+{{b}^{\frac{1}{3}}} \right):\left( 2+\sqrt[3]{\dfrac{a}{b}}+\sqrt[3]{\dfrac{b}{a}} \right)\\ \begin{align} & =\dfrac{{{a}^{\frac{1}{3}}}+{{b}^{\frac{1}{3}}}}{\dfrac{2{{a}^{\frac{1}{3}}}.{{b}^{\frac{1}{3}}}+{{a}^{\frac{2}{3}}}+{{b}^{\frac{2}{3}}}}{{{a}^{\frac{1}{3}}}.{{b}^{\frac{1}{3}}}}} \\ & =\frac{\sqrt[3]{ab}\left( \sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b} \right)}{{{\left( \sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b} \right)}^{2}}} \\ & =\frac{\sqrt[3]{ab}}{\sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b}} \\ \end{align}\)

4. Giải bài 2.4 trang 100 SBT Giải tích 12

Tìm khẳng định sai trong các khẳng định sau :

A. \(2^{-2}<1\)

B. \((0,013)^{-1}>75\)

C. \(\left(\dfrac{\pi} 4\right)^{\sqrt 5 -2}>1\)

D. \(\left(\dfrac 1 3 \right)^{\sqrt 8 -3}<3\)

Phương pháp giải

Sử dụng các tính chất so sánh lũy thừa:

+ Nếu a > 1 thì \({a^\alpha } > {a^\beta } \Leftrightarrow \alpha > \beta\)

+ Nếu 0 < a < 1 thì \({a^\alpha } > {a^\beta } \Leftrightarrow \alpha < \beta\)

Hướng dẫn giải

Ta có: 

\(2^{-2}=\dfrac{1}{2^2}=\dfrac 1 4 <1\) - A đúng

\(\left(0,013\right)^{-1}=\left(\dfrac{13}{1000}\right)^{-1}=\dfrac{1000}{13}>75\) - B đúng

Vì \(\dfrac{\pi} 4 < 1\) và \(\sqrt 5 -2 > 0\) nên \(\left(\dfrac{\pi} 4\right)^{\sqrt 5 -2}<1\) - C sai

\(\sqrt 8 - 3=2\sqrt 2 -3 > -1\\ \Rightarrow \left(\dfrac 1 3 \right)^{\sqrt 8 -3} < \left(\dfrac 1 3 \right)^{-1}=3\)  - D đúng

Chọn C.

5. Giải bài 2.5 trang 100 SBT Giải tích 12

Tìm khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

A. \(\sqrt {17} <\sqrt[3]{28}\)

B. \(\sqrt[4]{13}>\sqrt[5]{23}\)

C. \(\left(\dfrac 1 3\right)^{\sqrt 3}>\left(\dfrac 1 3\right)^{\sqrt 2}\)

D. \(4^{\sqrt 5}>4^{\sqrt 7}\)

Phương pháp giải

Sử dụng các tính chất so sánh lũy thừa:

+ Nếu a > 1 thì \({a^\alpha } > {a^\beta } \Leftrightarrow \alpha > \beta\)

+ Nếu 0 < a < 1 thì \({a^\alpha } > {a^\beta } \Leftrightarrow \alpha < \beta\)

Hướng dẫn giải

Sử dụng máy tính ta có:

\(\sqrt{17}\approx 4,123\\ \sqrt[3]{28}\approx 3,036 \)

A - Sai

\(\sqrt[4]{13}\approx 1,899\\ \sqrt[5]{23}\approx 1,872 \)

B - Đúng

\(\sqrt 3 > \sqrt 2 \Rightarrow \left(\dfrac 1 3\right)^{\sqrt 3}< \left(\dfrac 1 3\right)^{\sqrt 2}\)

C - sai

\(\sqrt 5 < \sqrt 7 \Rightarrow 4^{\sqrt 5}<4^{\sqrt 7}\)

D - sai

Chọn B

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Lũy thừa Toán 12 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

Ngày:22/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM