Giải bài tập SGK Địa lí 9 Bài 18: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)

Để giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và củng cố kiến thức về vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, elib.vn xin giới thiệu nội dung hướng dẫn giải bài tập SGK Địa lí 9 Bài 18. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập.

Giải bài tập SGK Địa lí 9 Bài 18: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)

1. Giải bài 1 trang 69 SGK Địa lí 9

Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh tiêu biểu của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?

Phương pháp giải

Cần nắm rõ điều kiện tự nhiên của 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc để giải thích vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh tiêu biểu của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc.

Gợi ý trả lời

Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc:

- Tiểu vùng Đông Bắc: tập trung khoáng sản giàu có nhất nước ta, phong phú đa dạng, gồm cả khoáng sản phi kim và kim loại (than đá, sắt, chì, kẽm, thiếc, bô xít, aparit, pirit…).

+ Than đá có trữ lượng và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á (vùng than Quảng Ninh với hơn 3 tỉ tấn). Ngoài ra còn phân bố ở  Thái Nguyên, Na Dương.

+ Đồng, apatit (Lào Cai), sắt (Thái Nguyên, Hà Giang), kẽm – chì (Tuyên Quang), thiếc (Cao Bằng),…

⟹ Thuận lợi phát triển đa dạng các ngành khai thác và chế biến khoáng sản.

- Tiểu vùng Tây Bắc: có nhiều sông lớn, chảy qua địa hình núi dốc hiểm trở nên tiềm năng thủy điện lớn. Trữ lượng thủy điện của vùng tập trung trên hệ thống sông Đà:  nhà máy thủy điện Sơn La (công suất lớn nhất cả nước- 3400 kWh), thủy điện Hòa Bình (1600 kWh).

2. Giải bài 2 trang 69 SGK Địa lí 9

Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức vai trò về mặt kinh tế, môi trường sinh thái của rừng nêu lên ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.

Gợi ý trả lời

Ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ:

- Mang lại nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng, tạo việc làm và nâng cao đời sống người dân.

- Góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở, xói mòn đất…

- Bảo vệ nguồn nước ngầm, điều hòa khí hậu, cân bằng môi trường sinh thái.

- Điều tiết nguồn nước ở các hồ thủy điện, thủy lợi.

3. Giải bài 3 trang 69 SGK Địa lí 9

Dựa vào bảng 18.1, vẽ biểu đồ cột và nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

Phương pháp giải

- Kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột (chú ý khoảng cách năm không đều nhau, tên biểu đồ, số liệu, chú giải)

- Nhận xét: so sánh quy mô và tốc độ tăng giá trị sản xuất CN giữa 2 tiểu vùng

Gợi ý trả lời

  • Vẽ biểu đồ

- Thể loại biểu đồ: cột ghép

- Đơn vị vẽ: tỉ đồng

- Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ giai đoạn 1995 – 2002

  • Nhận xét

- Giai đoạn 1995 – 2002 giá trị sản xuất công nghiệp của hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc có chênh lệch lớn và có xu hướng tăng.

- Tây Bắc có giá trị sản xuất công nghiệp tăng từ 320,5 tỉ đồng (1995) lên 696,2 tỉ đồng (2002), tăng 375,7 tỉ đồng.

- Đông Bắc có giá trị sản xuất công nghiệp tăng từ 6179,2 tỉ đồng (1995) lên 14301,3 tỉ đồng (2002), tăng 8122,1 tỉ đồng.

- Giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc luôn cao hơn Tây Bắc. Đông Bắc cao hơn 13605,1 tỉ đồng (2002) và cao gấp 54 lần so với Tây Bắc.

- Đông Bắc có trình độ kinh tế và quá trình công nghiệp hóa nhanh hơn Tây Bắc.

Ngày:23/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM