Giải bài tập SGK Sinh 12 Nâng cao Bài 6: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
Để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể biên tập eLib xin giới thiệu tài liệu hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh 12 Nâng cao Bài 6. Đồng thời, thông qua tài liệu này sẽ giúp các em rèn luyện được các kỹ năng làm bài.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 32 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Mô tả và vẽ hình các dạng đột biến cấu trúc NST?
Phương pháp giải
- Xem lại các kiến thức về Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
- Đột biến cấu trúc NST là sự thay đổi trong cấu trúc của từng NST → Sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST dẫn đến thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.
Hướng dẫn giải
4 dạng đột biến cấu trúc NST:
- Mất đoạn: Một đoạn NST đứt ra rồi mất đi.
- Lặp đoạn: Một, hai hoặc nhiều đoạn của NST có thể lặp 2 hay nhiều lần.
- Đảo đoạn: Một đoạn NST nào đó đứt ra quay 180° rồi gắn lại với nhau. Đảo đoạn có thể có tâm động và không có tâm động.
- Chuyển đoạn: Đoạn NST tách ra ở cả 2 NST không tương đồng và trao đổi với nhau. Chuyển đoạn có thể tương hỗ hoặc không tương hỗ.
2. Giải bài 2 trang 32 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Chọn phương án trả lời đúng nhất. Đột biến cấu trúc NST là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Do phóng xạ tự nhiên.
B. Do phóng xạ sinh ra từ sự phân huỷ các chất đồng vị phóng xạ.
C. Do biến đổi sinh lí nội bào.
D. Cả A, B và C.
Phương pháp giải
- Xem lại các kiến thức về Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
- Đột biến cấu trúc NST là sự thay đổi trong cấu trúc của từng NST → Sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST dẫn đến thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.
Hướng dẫn giải
Đáp án D
3. Giải bài 3 trang 32 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Chọn phương án trả lời đúng. Mất đoạn NST thường gây nên hậu quả nào trong các hiện tượng sau đây?
A. Gây chết hoặc giảm sức sống.
B. Tăng trưởng sức đề kháng của cơ thể.
C. Không ảnh hưởng gì tới đời sống sinh vật.
D. Ít gây hại cho cơ thể
Phương pháp giải
- Xem lại các kiến thức về Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
- Đột biến cấu trúc NST là sự thay đổi trong cấu trúc của từng NST → Sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST dẫn đến thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.
- Mất đoạn NST gây mất gen.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
4. Giải bài 4 trang 32 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Chọn phương án trả lời đúng nhất. Trong các dạng đột biến cấu trúc NST sau đây, dạng nào thường gây hậu quả lớn nhất?
A. Đảo đoạn NST.
B. Mất đoạn NST.
C. Lặp đoạn NST.
D. Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ.
Phương pháp giải
- Xem lại các kiến thức về Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
- Đột biến cấu trúc NST là sự thay đổi trong cấu trúc của từng NST → Sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST dẫn đến thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Sinh 12 Nâng cao Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- doc Giải bài tập SGK Sinh 12 Nâng cao Bài 2: Phiên mã và dịch mã
- doc Giải bài tập SGK Sinh 12 Nâng cao Bài 3: Điều hòa hoạt động gen
- doc Giải bài tập SGK Sinh 12 Nâng cao Bài 4: Đột biến gen
- doc Giải bài tập SGK Sinh 12 Nâng cao Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- doc Giải bài tập SGK Sinh 12 Nâng cao Bài 7: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- doc Giải bài tập SGK Sinh 12 Nâng cao Bài 8: Bài tập chương I