Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ Ngữ văn 6 siêu ngắn

Tài liệu dưới đây nhằm giúp các em thấy được hình ảnh Bác ngời sáng khi quan tâm, chăm sóc những người chiến sĩ cách mạng. Từ đó, các em có thái độ trân trọng, yêu quý Bác hơn. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ Ngữ văn 6 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 67 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- Hình ảnh Bác được kể lại qua sự quan sát của anh đội viên.

- Tóm tắt: Văn bản kể về câu chuyện Bác không ngủ đã được anh đội viên phát hiện và quan sát. Qua đó, cho thấy Bác là người có tình yêu mãnh liệt với đất nước, nhân dân.

2. Soạn câu 2 trang 67 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- Hình tượng Bác Hồ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh đội viên.

- Cách miêu tả này có tác dụng:

+ Đối với việc thể hiện tâm hồn cao đẹp của Bác tạo lời kể mang tính chân thực, khách quan, giàu sức thuyết phục.

+ Đối với việc thể hiện tấm lòng của anh bộ đội đối với lãnh tụ giúp nhân vật trực tiếp bộc lộ tấm lòng, tình cảm, cảm nghĩ của mình với Bác.

3. Soạn câu 3 trang 67 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

Những lần thức dậy của anh đội viên:

- Lần đầu anh đội viên ngạc nhiên, bất ngờ và rồi hiểu ra.

- Lần thứ ba anh giật mình và lo lắng cho sức khỏe của Bác.

- Bài thơ không nói đến lần thứ hai anh đội viên thức dậy vì muốn nhấn mạnh đến việc Bác không ngủ cả đem, Bác thao thức vì nhân dân và đất nước.

4. Soạn câu 4 trang 67 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- Trong đoạn kết nhà thơ viết như vậy vì muốn cho mọi người hiểu rằng việc Bác không ngủ là lẽ thường tình, đây chỉ là một đêm trong nhiều đêm không ngủ của Bác bởi Bác là một vĩ lãnh tụ vĩ đại suốt đời hi sinh vì nước vì dân.

5. Soạn câu 5 trang 67 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ, một khổ 5 dòng, mỗi dòng 5 chữ, gieo vần chân, rất thích hợp với cách kể chuyện của bài.

6. Soạn câu 6 trang 67 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- Những từ láy được nhà thơ sử dụng nhằm tăng sức biểu cảm cho bài thơ.

7. Soạn câu luyện tập trang 68 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

Viết bài văn ngắn bằng lời của người chiến sĩ kể về kỉ niệm một đêm được ở bên Bác Hồ khi đi chiến dịch:

Chiến dịch Biên giới Thu - Đông năm 1950 được Đảng ta chủ động phát động. Trước khi chiến dịch bắt đầu, Bác Hồ đã đến thăm các đơn vị bộ đội của chúng tôi và nghỉ lại một đêm.

Đêm nay, chúng tôi nghỉ dưới một túp lều sơ sài dựng giữa rừng. Sau một ngày hành quân mệt nhọc tất cả chiến sĩ đều mau chóng chìm vào giấc ngủ say. Sau một giấc ngủ dài tôi chợt tỉnh giấc, thấy Bác đang ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Rồi Bác nhẹ nhàng đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Lo lắng cho Bác tôi khẽ cất tiếng: Bác ơi! Bác chưa ngủ? Bác có lạnh lắm không? Bác nhìn tôi bằng ánh mắt trìu mến nhỏ giọng đáp: Chú cứ việc ngủ ngon ngày mai còn đi đánh giặc. Vâng lời Bác tôi nhắm mắt ngủ tiếp nhưng bụng vẫn bồn chồn. chiến dịch còn dài rừng thiêng nước độc đêm nay Bác không ngủ liệu mai có sức đi được không? Lần thứ ba mở mắt thấy Bác vẫn chưa ngủ tôi hoảng hốt thực sự. Tôi nằng nặc mời Bác đi ngủ. Bác bảo Bác ngủ không an lòng Bác thương đoàn dân công đêm nay phải ngủ ngoài trời mưa rả rích, phải chịu rét, chịu ướt. Nghe Bác nói tôi hiểu tình thương của người thật sâu nặng biết bao nhiêu. Tình thương đó trùm lên cả đất nước và dân tộc.

Bài thơ viết bằng thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu, gần gũi với lối hát dặm của Nghệ Tĩnh, dễ thuộc, dễ đi vào lòng người đọc. Cùng với đó, tác giả sử dụng lớp ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, kết hợp khéo léo các biện pháp tu từ: so sánh (Bóng bác cao lồng lồng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng); biện pháp ẩn dụ (Người cha mái tóc bạc). Lối kể chuyện theo trình tự thời gian hấp dẫn, diễn biến tự nhiên, hợp lí, tác giả đã khắc họa thành công chân dung vị cha già của dân tộc.

Thật sung sướng và tự hào khi được làm người chiến sĩ chiến đấu dưới ngọn cờ của Tổ quốc. Không đành ngủ yên , tôi thức luôn cùng Bác.

(Sưu tầm)

Ngày:04/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM