Soạn bài Hịch tướng sĩ Ngữ văn 8 đầy đủ

Tài liệu dưới đây nhằm giúp các em cảm nhận được tấm lòng yêu nước sâu sắc của tác giả Trần Quốc Tuấn. Đồng thời, tài liệu này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Hịch tướng sĩ Ngữ văn 8 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 61 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

- Bố cục của toàn văn bản Hịch tướng sĩ chia làm 4 phần:

+ Phần 1 (từ đầu … đến nay còn lưu tiếng tốt) -> Tác giả dẫn ra những gương trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước lưu truyền trong sử sách.

+ Phần 2 (tiếp … ta cũng vui lòng) -> Bộc lộ sự căm phẫn trước sự hống hách của giặc.

+ Phần 3 (tiếp … không muốn vui vẻ cùng ta có được không) -> Phân tích phải trái, đúng sai định hướng hàng ngũ quân sĩ.

+ Phần 4 (còn lại) -> Lời khích lệ, hiệu dụ tướng lĩnh.

2. Soạn câu 2 trang 61 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

Tác giả lột tả sự ngang ngược và tội ác của giặc:

- Bằng những dẫn chứng về lịch sử một cách cụ thể và rõ ràng tác giả đã cho người đọc nhận thấy được bộ mặt độc ác của bọn giặc. Đồng thời, bộ mặt của quân giặc được phơi bày bằng những sự việc trong thực tế đi lại nghênh ngang, sỉ mắng triều đình, bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu vàng bạc, vét của kho có hạn…

- Để lột tả sự ngang ngược và tội ác tham tàn của giặc, đồng thời bày tỏ thái độ căm thù, khinh bỉ cực độ, tác giả đã dùng lối nói hình ảnh so sánh, ẩn dụ:

+ Hình ảnh chỉ quân giặc: lưỡi cú diều, thân dê chó, hổ đói,...

+ Các hình ảnh được đặt trong thế đối sánh để tỏ rõ thái độ căm thù, khinh bỉ: uốn lưỡi cú diều - sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó - bắt nạt tể phụ.

- Tố cáo tội ác của giặc, tác giả đã khơi gợi lòng tự trọng dân tộc, khắc sâu lòng căm thù ngoại xâm ở tướng sĩ.

3. Soạn câu 3 trang 61 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

Phân tích lòng yêu nước của tác giả:

- Trần Quốc Tuấn đã mạnh mẽ lên án tố cáo tội ác của bọn giặc, qua đó cho thấy lòng yêu nước sâu sắc của tác giả trong văn bản.

- Nỗi đau nước mất nhà tan được diễn tả thống thiết quên ăn, mất ngủ, lòng đau như dao cắt, nước mắt đầm đìa.

- Uất hận lên tới đỉnh điểm khi tác giả bộc lộ thái độ căm phẫn, muốn tiêu diệt kẻ thù, căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

- Vị tướng nguyện một lòng xả thân vì sự nghiệp bảo vệ đất nước dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ,… ta cũng vui lòng.

4. Soạn câu 4 trang 61 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

Tác giả tập trung phê phán vấn đề:

- Không những mạnh mẽ lên án, tố cáo bọn giặc độc ác mà tác giả còn dứt khoát và quyết liệt trong việc phê phán những hành vi sai trái của các tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động nên làm nhằm thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm, tự nhìn nhận lại mình để điều chỉnh suy nghĩ cũng như hành động của tướng sĩ.

- Khi phê phán hay khẳng định, tác giả đều tập trung vào vấn đề đề cao tinh thần cảnh giác, chăm lo rèn luyện để chiến thắng kẻ thù xâm lược. Bởi vì, bài hịch này dù trực tiếp là nhằm khích lệ tiến sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược do chính Trần Quốc Tuấn biên soạn, nhưng mục đích cao nhất chính là kêu gọi tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng với ngoại xâm.

5. Soạn câu 5 trang 61 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

- Giọng văn linh hoạt:

+ Khi thì nói với tư cách chủ tướng giao tiếp với các người lính dưới mình.

+ Lúc là người cùng cảnh ngộ (suy cho cùng khi nước bị giặc xâm lược.

+ Dùng giọng ân tình, gần gũi để khuyên răn thiệt hơn.

+ Giọng nghiêm khắc trách cứ, cảnh cáo những hành động sai lầm.

+ Thẳng thắn đưa ra những lời lẽ gay gắt để khích tướng, thức tỉnh quân sĩ.

-> Tất cả những giọng điệu mà tác giả sử dụng đều hướng đến cho người đọc thấy được những lời khuyên răn chân thành dành cho các tướng sĩ. Dù Trần Quốc Tuấn có sử dụng giọng ân cần khuyên răn hay giọng nghiêm nghị trách giận thì tất cả đều nhằm gợi lên ý thức, trách nhiệm của tướng sĩ với non sông, xã tắc, kêu gọi sự đồng tâm hiệp lực.

6. Soạn câu 6 trang 61 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

Một số đặc sắc nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục cho bài Hịch tướng sĩ:

- Bằng những lập luận chặt chẽ, dẫn chứng giàu sức thuyết phục tác giả còn sử dụng đa dạng các thủ pháp nghệ thuật nổi bật như thủ pháp trùng điệp - tăng tiến; được sử dụng kết hợp với thủ pháp so sánh - tương phản, các điệp từ, điệp ngữ, điệp ý được sử dụng triệt để nhằm tạo ra âm hưởng cho bài hịch, đồng thời gợi, khắc sâu vào tâm trí người đọc (đoạn 3).

- Thủ pháp so sánh - tương phản: đoạn 2,3.

7. Soạn câu 7 trang 61 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

Nhận xét chung:

- Hịch tướng sĩ mang đến cho người đọc thấy được lòng yêu nước sâu sắc của tác giả, đó còn là lòng căm thù giặc đến tột cùng. Đây là một áng văn chính luận đặc sắc, với phong cách văn biền ngẫu có sức lay động lòng người.

- Với kết cấu chặt chẽ, bài hịch cho thấy sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ với tình cảm, giữa lập luận với hình ảnh, dẫn chứng giàu sức thuyết phục.

8. Soạn câu 1 luyện tập trang 61 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

- Phát biểu về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài hịch bằng một đoạn văn ngắn: Qua văn bản Hịch tướng sĩ chúng ta có thể trau dồi thêm cho bản thân lòng yêu nước sâu sắc, có ý thức bảo vệ dân tộc trước kẻ thù. Hịch tướng sĩ là áng văn bất hủ mọi thời đại phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của vị tướng tài hết lòng vì dân tộc trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Lòng căm thù giặc thể hiện qua việc quên ăn, quên ngủ, “ruột đau như cắt” căm phẫn tội ác và sự hống hách của giặc Thanh. Nỗi đau mất nước được tác giả diễn tả thống thiết, cùng với niềm uất hận trào dâng khi tác giả bộc lộ sự căm phẫn của mình với kẻ thù. Vị tướng đã tự xác định tinh thần đấu tranh hi sinh, xả thân vì nước được khắc họa rõ nét. Những lời tâm huyết của Trần Quốc Tuấn cho thấy đây là vị tướng tài có sức lay động mạnh mẽ, truyền được lòng yêu nước nồng nàn, ý chí căm thù giặc sôi sục và một thái độ sẵn sàng hi sinh vì đất nước.

9. Soạn câu 2 luyện tập trang 61 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

- Chứng minh bài Hịch tướng sĩ vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén vừa giàu hình tượng, cảm xúc, do đó có sức thuyết phục cao bằng một đoạn văn ngắn: Văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn có lời văn hùng hồn, giàu sức thuyết phục cùng với giọng điệu dứt khoát, mạnh mẽ. Tác giả mở đầu tác phẩm không hề rào đón mà trực tiếp nêu cao khí tiết của những người anh hùng trong lịch sử. Đặt vấn đề theo cách này, Hưng Đạo Vương đã ngay lập tức khơi đúng vào cái mạch truyền thống của “con nhà võ tướng” - đó là cái thể hiện và sự xả thân. Lời lẽ hùng hồn khiến binh lính đều phải tự nhìn lại chính mình, xem mình đã làm được gì cho dân, cho nước. Trong trình bày luận điểm, chúng ta dễ dàng nhận thấy, Trần Quốc Tuấn luôn gắn liền quyền lợi và nghĩa vụ của mình với dân với nước, đặt ngang hàng quyền lợi của mình với muôn ngàn tướng sĩ. Binh lính vì thế mà vừa tin tưởng, vừa nể phục vị đại tướng quân. Và như vậy cũng có nghĩa là tướng sĩ trên dưới một lòng.  

Ngày:31/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM